VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

VISA MỸ - CÂU CHUYỆN KẺ KHÓC NGƯỜI CƯỜI


KỂ CHUYỆN VISA MỸ - KẺ KHÓC NGƯỜI CƯỜI

Mỹ nổi tiếng là một trong những nước khó cấp Visa nhất và việc xét cấp Visa Mỹ nhiều người cho rằng khá cảm tính. 

Rất nhiều khách của VYC Travel khi đi phỏng vấn về, diễn tả lại tâm trạng là “Đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác”, vì chỉ bị hỏi vài câu là được
cấp Visa Mỹ và thái độ của nhân viên Lãnh Sự Quán (LSQ) thì cực kì thân thiện và niềm nở. Tuy nhiên, lại có vài khách bị “xoay vòng” hơn mười phút với hàng loạt các câu hỏi và phải trình cho người phỏng vấn xem rất nhiều giấy tờ. Vậy, do đâu mà có sự khác biệt như thế? Hôm nay VYC Travel xin phép kể một vài câu chuyện từ thực tế để giúp Quý khách có được cái nhìn tổng quát nhất khi đi phỏng vấn nhé.


 
 Xem Video "Kể chuyện Visa Mỹ - Kẻ khóc người cười"


Câu chuyện thứ 1:

Vợ chồng chú Mười quê ở Bạc Liêu, chưa từng đi du lịch nước ngoài, Passport trắng tinh. Cả 2 vợ chồng chú gom góp được ít tiền muốn Xin Visa Mỹ Sang thăm con. Chú Mười hồ hởi kể lại buổi Phỏng vấn Visa Mỹ của chú:

“Khi bước vào, người phỏng vấn tôi là một ông Mỹ cao to đùng đùng. Ông ấy hỏi tôi mấy câu: Con ông tên gì? sang Mỹ ngày tháng năm nào? Ông bà sang Mỹ làm gì? Tôi cứ từ tốn trả lời từng câu, xong ông ấy chúc mừng. Không ngờ Xin Visa Mỹ dễ thế”.

Bất cứ ai khi tiếp xúc với cô chú đều nhận thấy toát lên sự từ tốn, chân chất trong từng lời nói. LSQ Mỹ họ đủ cặp mắt tinh tường để biết rằng với điều kiện, thần thái và sự trung thực của 2 vợ chồng chú sẽ không có ý định trốn lại.

Xem thêm bài viết: Lý do bạn nên trung thực khi Phỏng vấn Mỹ và các rủi ro tiềm ẩn nếu nói dối


Câu chuyện thứ 2:

Có bà cụ, quê ở miền Tây, lụm khụm lên trả lời phỏng vấn. Anh nhân viên ngoại giao nói tiếng Việt rất sõi: “Bà đi qua Mỹ làm gì vậy?“. “Tui đi thăm con gái và cháu ngoại chú ơi“. “Vậy bà có mấy người con?“. “Tui có bảy đứa chú ơi“. “Khi qua Mỹ, có ai tới đón bà không?“. “Con tui đón tui, chứ tui không biết đường đi đâu chú.“. “Vậy là xong rồi. Chúc mừng bà“. “Xong là sao chú?“.

Anh nhân viên Lãnh sự cười và hướng dẫn bà cụ qua quầy đóng tiền chuyển phát nhanh hộ chiếu. Bà cụ đi một lúc rồi lật đật quay lại quầy và nhìn anh nhân viên nói: “Tui cám ơn chú nhiều nghen chú. “Bai” chú“ khiến cho không khí trở nên rất vui vẻ, gần gũi.
 
Xem thêm bài viết: 
Xin Visa Mỹ - Vì sao Khó - Vì sao Dễ?


Câu chuyện thứ 3:

Lần khác, một cô đứng tuổi đến Lãnh Sự Quán phỏng vấn xin Visa để sang thăm con gái. Anh nhân viên ngoại giao hỏi: “Cô sang Mỹ làm gì vậy?”, cô trả lời “Cô sang thăm con gái của cô”. Anh lại hỏi tiếp: “Cô đi bao lâu vậy?” “Cô đi một tháng đó con”, vậy là anh nhân viên tiếp lời: “Nếu được ở lại thêm, cô có ở lại không?”, cô phẩy tay “Thôi con ơi, cô ở một tháng đủ rồi”. “Cô đậu rồi, chúc mừng cô”.

Và cũng có người khi được hỏi ở bao lâu thì cứ nghĩ là mỗi lần có Visa Mỹ là mỗi lần khó vì thế nên họ cố xin thời gian ở nhiều. Câu trả lời thường sẽ là ở càng lâu càng tốt. Những trường hợp như vậy sẽ không được Lãnh Sự Quán đánh giá cao mà còn có nguy cơ rớt Visa Mỹ. Đơn giản chỉ là không thể trả lời đúng thời gian chuyến đi đã lên kế hoạch của mình, khiến Lãnh Sự Quán nghi ngại những trường hợp này sẽ có ý định ở lại Mỹ.

Xem thêm:


Thực hành trả lời Phỏng vấn Visa Mỹ

Bật mí một số câu hỏi thường gặp khi đi Phỏng Vấn Visa Mỹ


Câu chuyện thứ 4:

Chị Minh Hạnh - P. Tân Thuận, Q.7, là quản lý bộ phận thu mua của một công ty nước ngoài tại Việt Nam, chị 32 tuổi, thu nhập hàng tháng 1.500 USD, tiếng anh lưu loát, chị đã đi Thái, Indonesia, Hàn Quốc, và giờ chị muốn đi du lịch Mỹ. Hồ sơ của chị có công việc ổn định và sổ tiết kiệm 300tr. Nhưng có điểm bất lợi là chị đang độc thân, và cũng chỉ mới đi nước phát triển duy nhất là Hàn Quốc. Bạn bè chị rất hay đùa với chị rằng: "Cỡ như Minh Hạnh nó chịu qua Mỹ trốn ở lại thì quá dễ dàng, tiếng anh lưu loát, làm việc môi trường quốc tế đã quen, vẻ ngoài dễ nhìn, chẳng khó để kiếm một anh chồng Mỹ và bắt đầu cuộc sống mới ở Mỹ". Sếp của chị thì khuyên chị không nên phỏng vấn Mỹ vì có rất nhiều bạn bè của Sếp chị cũng bị đánh rớt Visa Mỹ vì còn độc thân. Đồng thời lỡ bị rớt rồi thì lịch sử bị đánh rớt sẽ được lưu lại, sau này xin qua Mỹ sẽ càng khó hơn.

Nhưng với "cá tính" của mình, chị quyết tâm xin phỏng vấn Mỹ, chị khá thoải mái và nghĩ cứ thử xem sao, biết đâu được cấp Visa thì đi, không đậu thì thôi. Nhưng khi vào phỏng vấn thì mọi chuyện khá bất ngờ.

Trong thời gian chờ đợi, trước khi tới lượt chị, có vợ chồng cô chú nọ ở Long An lên phỏng vấn đi Mỹ thăm con, đã phỏng vấn 3 lần rồi, đều rớt và lý do là không đủ điều kiện cấp Visa, cô chú khá giận dữ và phản ứng lại khá ồn ào: "Tôi qua qua thăm con chứ có đi trốn đâu mà cứ khó khăn, giờ không cấp Visa cho vợ chồng tôi thì phải cho tôi biết lý do vì sao, chứ cứ đánh rớt hoài thế này sao?", sau đó bảo vệ trong Lãnh sự phải đến dẫn cô chú này ra ngoài. Khi chứng kiến sự việc trên, những người đang chờ đợi phỏng vấn không khỏi hồi hộp và lắc đầu ngao ngán.

Khi chị bước lên Phỏng vấn sau khi cô chú kia vừa ra, viên chức Lãnh sự hỏi ngay:

LSQ: "Nãy giờ cô có nghe chuyện ông bà kia không, cô nghĩ sao?"
Trả lời: "Tôi không rõ chuyện đó, do không phải là chuyện của mình nên tôi không quan tâm"

LSQ: "Tại sao cô đi Mỹ một mình?"
Trả lời: "Đi Mỹ cũng khá tốn kém và bạn bè tôi cũng khó tìm được người chung sở thích cũng như sắp xếp thời gian trùng hợp để cùng đi Mỹ nên tôi đi một mình" 

LSQ: "Sao cô không đi cùng bạn trai"
"Tôi chưa có bạn trai, giờ tôi chỉ muốn đi du lịch và tận hưởng cuộc sống độc thân thoải mái càng lâu càng tốt"

LSQ: "Vậy tôi chúc cô có chuyến đi du lịch Mỹ thật thoải mái"

Thật ra trong trường hợp của chị có nhiều yếu tố để Lãnh sự trở nên dễ dàng cấp Visa Mỹ cho chị như vậy. Vì với khả năng giao tiếp tốt của mình, thái độ tự tin, trả lời mạch lạc, lưu loát cùng vốn ngoại ngữ tốt (chị trả lời Phỏng vấn với Viên chức Lãnh sự bằng tiếng anh) thì khả năng thuyết phục của chị là rất cao. Tuy nhiên, trong đó có một yếu tố rất ghi điểm trong mắt Lãnh sự đó là câu trả lời đầu tiên của chị khi viên chức Lãnh sự hỏi về trường hợp Phỏng vấn cô chú ở Long An vừa rớt trước đó.

Nếu như chị Hạnh trả lời kiểu như: "Tôi nghĩ họ không nên cư xử như vậy, vì các Ngài cho rớt là có lý do chính đáng" hoặc là câu trả lời như "Tôi nghĩ họ phản ứng như vậy cũng vì quá bức xúc, có thể họ cần biết nguyên nhân để khắc phục Hồ sơ của mình",...

Tuy nhiên, cần lưu ý nếu nói lên ý kiến của mình khi không biết rõ câu chuyện, hoặc là chị Hạnh sẽ trở thành một người "nịnh", để lấy lòng Viên chức Lãnh sự, hoặc nếu bênh vực cô chú nọ thì chị ấy sẽ trở thành người thiếu thận trọng khi đưa ra bình luận dựa vào những suy đoán của mình. Trong trường hợp này, tốt nhất không nên "bao đồng". Việc cố gắng đưa ra quan điểm của mình là không nên. Lãnh sự quán Mỹ sẽ không đánh giá cao những câu trả lời như vậy. 

Trong phần phỏng vấn này, nổi bật lên chị là người có tính nhất quán, tự do, ham thích du lịch và tận hưởng cuộc sống, chị chỉ quan tâm tới các vấn đề và mục tiêu của mình. "Không phải chuyện của mình" thì chị sẽ không bình luận - câu trả lời của chị ghi điểm rất tốt với viên chức Phỏng vấn. Thêm nữa, việc bạn bè có sắp xếp đi được cùng hay không cũng không ảnh hưởng đến mục tiêu của chị, chị vẫn quyết định đi du lịch một mình. Không có bạn trai cũng chẳng phải vấn đề gì lớn đối với chuyến đi du lịch sắp tới của chị. Đó là những điều khiến cho chị Phỏng vấn và đạt Visa một cách dễ dàng và khiến bạn bè chị đều rất bất ngờ trước kết quả tuyệt vời và buổi phỏng vấn đơn giản như thế.  

 


Câu chuyện thứ 5:

Có những trường hợp hồ sơ đẹp, từng đi du lịch rất nhiều Quốc gia, khả năng tài chính tốt nhưng lại rớt Visa. Chị Khánh Lan làm chủ một tiệm vàng, có 3 căn nhà cho thuê và 3 tỷ trong sổ tiết kiệm, chị đi du lịch hết Hàn, Nhật rồi sang Châu Âu, Úc,...

Khi đi phỏng vấn, chị rất tự tin bước vào quầy phỏng vấn. Lãnh sự Mỹ hỏi ngay câu đầu tiên: “Chị có bà con bên Mỹ không?”. Với tính cách bộp chộp, chị nhanh nhảu trả lời là “có, tôi có đứa em bà con bên Mỹ” trong khi hồ sơ khai không hề có người thân bên Mỹ. Chị bị LSQ đánh rớt ngay tại nơi phỏng vấn.

Khi về, chị mới vỡ lẽ ra thông tin chị đã khai không trùng khớp với câu trả lời lúc Phỏng vấn Visa Mỹ, vì đó chỉ là người em bà con xa của chị nên chị không khai trong Form DS-160 trước lúc Phỏng vấn.
 
Đối với LSQ Mỹ, việc chị đi nhiều quốc gia, thậm chí các quốc gia phát triển và có nhiều tài sản, thu nhập ràng buộc ở Việt Nam chị vẫn có thể rớt vì họ nghi ngờ chị không trung thực. Chị không trốn ở các nước khác, không có nghĩa rằng chị sẽ không có ý định trốn tại Mỹ, vì cũng có rất nhiều người xây dựng lịch sử đi du lịch của mình bằng cách đi du lịch những nước phát triển trước để sau đó thực hiện mục đích của mình là xin được Visa Mỹ rồi trốn ở lại. Vì thế bạn có lịch sử đi du lịch nhiều nước, hồ sơ mạnh,... cũng không có gì mặc định rằng bạn sẽ đậu Visa Mỹ nếu bạn không biết cách trả lời Phỏng vấn.

Xem thêm: Làm cách nào tôi có thể chứng minh sự ràng buộc chặt chẽ đối với Việt Nam?

Đối với trường hợp chị Khánh Lan, mặc dù chị ấy chẳng hề có ý định ở lại Mỹ. Tuy nhiên đối với LSQ, việc bạn có người thân bên Mỹ là chuyện bình thường, thậm chí rất nhiều đương đơn có người thân giống bạn vẫn được cấp Visa bình thường, vậy lý do gì bạn lại không khai trước trong đơn xin Phỏng vấn, họ nghi ngờ sự trung thực của bạn.

Xem thêm: Yếu tố chủ quan và những sai lầm gì khiến bạn bị từ chối Visa Mỹ


 


Câu chuyện thứ 6:

Một kỹ sư của tập đoàn liên doanh lớn, có hồ sơ rất tốt, từng đi du lịch và công tác một số nước, nhưng đến khi Xin Visa Mỹ lại bị trượt. Nguyên nhân chỉ đơn giản là vì anh này đã thể hiện rằng mình quá… giỏi, hơn cả mong đợi của các nhân viên LSQ.

Khi được hỏi rằng anh đang làm gì, anh đã say mê kể về năng lực nghề nghiệp của mình và còn dành những lời có cánh cho những trình độ khoa học tiến bộ của Mỹ, đặc biệt là về ngành của anh. Anh còn có khả năng sử dụng Anh ngữ một cách thành thạo.

Nhưng anh không thể ngờ rằng những điều này làm cho các nhân viên LSQ nghi ngại rằng anh có thể dễ dàng ở lại Mỹ. Vì với những kiến thức, cơ hội nghề nghiệp và khả năng ngoại ngữ của mình, anh ta hoàn toàn có thể thích nghi tốt nếu có ý định muốn ở lại.

Chính vì vậy sau khi phỏng vấn kết thúc, LSQ thông báo từ chối cấp Visa Mỹ trong ngỡ ngàng của anh. Điều này cho thấy rằng, trong lúc phỏng vấn, người xin Visa không chỉ cần nói đúng mà còn phải ngắn gọn, đầy đủ chính xác thông tin những gì mà nhân viên LSQ hỏi, tránh lan man, dài dòng không cần thiết gây bất lợi cho chính mình.


Xem thêm: Phỏng vấn xin Visa Mỹ: Những quy định “Bất Thành Văn”


Câu chuyện thứ 7:

Chị Nguyễn Ngân từng là du học sinh ở Mỹ và hiện tại đang là nhân viên của một công ty lớn tại Việt Nam. Chị sở hữu tài sản và thu nhập khá ổn định, chị đã đi nhiều nước như Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Pháp.

Chị rất muốn được quay trở lại Mỹ để du lịch và thăm bạn bè cũ thời Đại học. Trong thời còn là sinh viên du học tại Mỹ, chị bị tốt nghiệp trễ 1 năm, điều này đã khiến việc xin Visa Mỹ của chị gặp nhiều khó khăn, chị bị đánh rớt đã 2 lần.

 
Trong lần Phỏng vấn đầu tiên:

Viên chức LSQ: “Lý do vì sao chị lại tốt nghiệp trễ”

Vốn có hồ sơ khá mạnh, chị khá tự tin trả lời: “Vì bị nợ một môn học nên tôi không thể hoàn thành chương trình đúng hạn đồng thời chị đưa kết quả học tập cũng khá tốt của mình cho Viên chức Lãnh sự”.

Sau khi Phỏng vấn xong, LSQ từ chối cấp Visa Mỹ cho chị.
 

Lần Phỏng vấn thứ hai:

Viên chức  LSQ hỏi: “Liệu rằng lần này cô có ở lại Mỹ thêm như lần trước khi cô còn là sinh viên không?”

Chị tự tin trả lời: “Tôi không có lý do gì phải ở lại Mỹ lâu vì đã có sự nghiệp ổn định và công việc, thu nhập tốt ở Việt Nam”. Tuy nhiên, chị vẫn bị rớt Visa Mỹ và vẫn là dòng chữ quen thuộc trên thư từ chối “Vì chưa đủ điều kiện cấp Visa Hoa Kỳ”. Không một giải thích hay lý do gì thêm từ LSQ.
 
Sau hai lần bị đánh rớt, chị lờ mờ nhận ra rằng yếu tố chính đang được Viên chức LSQ quan tâm là việc chị ở lại lâu hơn dự kiến lần du học trước đó. Sau khi tham vấn ý kiến của các chuyên viên Visa nhiều kinh nghiệm, chị quyết định làm lại một lần nữa, nếu không được thì từ bỏ luôn ước muốn quay trở lại Mỹ.
 

Đến lần Phỏng vấn thứ ba:

Viên chức LSQ: “Chị đã bị từ chối 2 lần, hồ sơ vẫn không có gì thay đổi, vì sao vẫn muốn tiếp tục xin Visa Mỹ?”

Lần này sau khi đã chuẩn bị kỹ hơn, chị từ tốn:

“Thưa ông, thời gian du học tại Mỹ, tôi có lần bị tai nạn và phải điều trị tại bệnh viện, đúng lúc vào đúng khoảng thời gian diễn ra kỳ thi kết thúc môn học, nên tôi không tham gia kỳ thi và do đó phải đợi đến kỳ tiếp theo để học xong môn này dẫn đến việc thời gian đợi kéo dài hơn 1 năm”.

Đồng thời chị bổ sung hồ sơ để chứng minh bằng giấy ra viện của bệnh viện vào thời điểm đó mà chị còn giữ, cùng bảng điểm thời sinh viên của mình.

Cuối cùng, chị đã có được Visa Mỹ sau một quá trình khá khó khăn và tốn nhiều công sức. Chị mừng vui vô cùng!
 
Xem thêm: 


Gia hạn Visa Mỹ - vì sao hồ sơ bị từ chối ngày càng tăng?

Hướng dẫn các bước Gia hạn Visa Mỹ - một số điểm lưu ý


 Từ trường hợp của chị Ngân, dù đã được cấp Visa Mỹ trước đây, người xin Visa vẫn phải thật cẩn thận, vì chỉ một sự cố hay rắc rối nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến việc xin Visa những lần tiếp theo. Trong trường hợp có một sự cố gì đó xảy ra trong thời gian lưu trú trước đây tại Mỹ, cụ thể là ở lâu hơn 1 năm trong thời gian chị Nguyễn Ngân du học, đã tạo nên rắc rối lớn cho chị khi muốn xin lại Visa Mỹ
 
Trong lần phỏng vấn đầu tiên, chị trả lời quá ngắn gọn rằng do bị nợ môn học cùng với bảng kết quả học tập khá tốt của mình, dẫn đến LSQ chưa hiểu được hết nguyên nhân, và người ta vẫn nghi ngại rằng với vốn tiếng anh tốt, học lực tốt, sao lại phải ở lại thêm tận 1 năm, quay trở lại Mỹ lần này, liệu rằng chị có thể chị sẽ có ý định ở lại không.
 
Sang lần thứ 2, vì không nhận ra được thắc mắc thật sự của LSQ, nên chị trả lời bằng cách tập trung vào việc thuyết phục LSQ rằng chị có sự ổn định về công việc, sự nghiệp, tài chính tại Việt Nam. Vì thế nên gần như câu trả lời cũng không thực sự giải đáp được nghi ngờ của Viên chức LSQ.
 
Chỉ đến khi giải thích cặn kẽ và bổ sung giấy tờ của bệnh viện ở lần phỏng vấn thứ ba, chị nhận được ngay sự cảm thông của LSQ và làm rõ được lý do chị phải ở lại một năm vì điều kiện bất khả kháng chứ chị không hề có ý định lưu trú lâu tại Mỹ. Từ đó chị đạt Visa thành công. Trong trường hợp này việc trả lời quá ngắn gọn cũng như việc quá tự tin dẫn đến chủ quan vẫn có thể khiến bạn bị từ chối Visa. Vì thế trong mọi trường hợp, bạn hãy luôn dành sự chuẩn bị chu đáo, trả lời trung thực, chính xác, ngắn gọn nhưng đầy đủ những thông tin mà LSQ đặt ra trong câu hỏi bạn nhé.

------------------------

Visa Mỹ là thế, người thì dễ dàng, người thì lại thấy khó vô cùng, đôi khi chỉ những chi tiết rất nhỏ như sắp xếp hồ sơ, LSQ hỏi về giấy tờ sở hữu xe thì bỏ quên ngoài xe hơi cho tài xế giữ, có người khi được hỏi đến giấy phép kinh doanh phải lục lọi cả 5 phút trong đống hồ sơ lộn xộn, người khai có anh em bên Mỹ nhưng lại không nắm nhân thân của họ, người khác không thể trả lời rõ ràng về lịch trình chuyến đi,... nên bị đánh rớt.

Bên cạnh đó, qua những câu chuyện vừa kể trên lại có người LSQ chẳng buồn hỏi đến những thông tin này, hỏi vài câu đơn giản như bà cụ đi thăm cháu ngoại hay cô kia đi thăm con gái hỏi vài câu thôi thì lại đậu Visa dễ dàng. 

Trường hợp rớt cũng không chừa kể cả những hồ sơ mạnh, chủ tiệm vàng như chị Lan nhưng chỉ vì bộp chộp nhanh nhảu quá trả lời không khớp với lúc khai Form, có người thì câu trả lời quá dài dòng, lan man như anh Kỹ sư nọ nên bị rớt Visa Mỹ, trong khi đó người khác thì do trả lời quá ngắn gọn như chị Nguyễn Ngân không đầy đủ thông tin nên cũng bị từ chối. Vì thế nhiều người nghĩ rằng Visa Hoa Kỳ Khó mà Dễ - Dễ mà Khó, kẻ khóc người cười là vậy.

Xem thêm: 

Lưu ý vàng khi Phỏng vấn Visa Mỹ


6 Điều thú vị bất ngờ về Visa Mỹ không phải ai cũng biết!


Qua những câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy rằng việc Phỏng vấn xin Visa Mỹ là muôn hình muôn vẻ, tùy thuộc cụ thể từng hoàn cảnh của đương đơn mà Viên chức Lãnh sự có cách điều tra thân thế cũng như có cách đặt câu hỏi để xác minh khác nhau. VYC Travel hy vọng rằng qua những câu chuyện trên, Quý khách có thể tham khảo được những thông tin hữu ích và sẽ giữ cho mình một tâm thế sẵn sàng, tự tin trả lời câu hỏi một cách rõ ràng và chính xác nhất để thành công Visa ngay lần phỏng vấn đầu tiên. 
Chúc Quý khách may mắn.
 
Xem ngay Video Giới thiệu về Dịch vụ Tư vấn Visa - Du Học - Định Cư của VYC Travel
 

 
 

☎ MỌI CÂU HỎI QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ CÁC TƯ VẤN VIÊN

VYC TRAVEL
178 – 180 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Tp.HCM

PHÒNG TƯ VẤN VISA - DU HỌC - ĐỊNH CƯ

Website: http://www.vyctravel.com
Email: info@vyctravel.com
Tel: 028 3836 88 99 - 
028 3836 89 89
Hotline tư vấn VISA:
+ Hotline 1: (+84) 917 783 311
+ Hotline 2: (+84) 911 149 229



ĐÁNH GIÁ NGAY KHẢ NĂNG ĐẬU VISA MỸ CỦA BẠN MIỄN PHÍ 100%

Xem thêm:
Thủ Tục Visa Các Nước
Bảng Giá Dịch Vụ Gia Hạn Visa Mỹ & Visa Các Nước


 

 

Hướng dẫn cách sắp hồ sơ và chuẩn bị trước ngày Phỏng Vấn Visa Mỹ

 

Hướng dẫn chi tiết Phỏng Vấn Visa Mỹ trong Lãnh Sự Quán

 

4 Lý do không nên khai Hồ sơ Visa Mỹ không trung thực và các rủi ro tiềm ẩn

Hồ sơ cần thiết mang theo khi đi Phỏng vấn Mỹ

Tất tần tật kinh nghiệm xin Visa du lịch Mỹ tự túc

Kinh nghiệm Phỏng vấn lấy Visa Định Cư Mỹ

4 Lưu Ý Khi Phỏng Vấn Visa Mỹ

9 Hiểu lầm về Visa Mỹ do Lãnh Sự Quán Mỹ USCIS "bật mí"

5 Bí quyết giúp tăng sức mạnh Hồ Sơ xin Visa khi không chứng minh được việc làm

Những sai lầm gì khiến bạn bị từ chối Visa Mỹ

 

Xem Giải Đáp Các Câu Hỏi Thường Gặp Từ Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ Tại Việt Nam - USCIS
 

Các loại chi phí xin Thị Thực / Visa Mỹ

Những trường hợp nào thì xin được lịch hẹn Phỏng Vấn Visa Mỹ sớm?

Hỏi Đáp Về Visa Du Học Mỹ

 

Thị thực/visa của tôi sẽ hết hạn khi tôi đang ở Hoa Kỳ. Có vấn đề gì với việc đó không

 

Tôi sẽ nhận lại hộ chiếu/passport sau buổi phỏng vấn visa Mỹ bằng cách nào

 

Tôi có thể sử dụng Visa B-1, B-2 còn hiệu lực để quá cảnh hoa kỳ được không?

 

Visa Mỹ du lịch / công tác ngắn hạn B1 B2 là gì?

 

Tôi có thể lưu trú tại Mỹ trong bao lâu khi có thị thực/visa Mỹ du lịch hoặc công tác?

 

Điều gì sẽ xảy ra khi tôi nhập cảnh tại Mỹ?

 

Hộ Chiếu Hết Hạn - Visa Mỹ Còn Hạn Thì có sử dụng được visa Mỹ nữa không

 

Hộ Chiếu/Passport hết trang - Visa Mỹ còn hạn phải làm sao?

 

Tôi đã thay đổi tên. Liệu thị thực/visa Mỹ mang tên cũ của tôi có hiệu lực không

 

Làm gì khi mất hộ chiếu/pasport có thị thực/visa Mỹ?

 

Tôi làm cách nào để đọc và hiểu thị thực/visa Mỹ của mình?

 

Đương đơn có thể làm cách nào để chứng minh "sự ràng buộc chặt chẽ"?

 

Ai có thể đi cùng tôi đến buổi phỏng vấn Visa Mỹ

 

Visa Mỹ - Đặt lịch hẹn - Khai form DS-160

 

Tôi có hai quốc tịch. Tôi nên sử dụng Hộ Chiếu/Passport nào để đến Hoa Kỳ?

 

Hỏi đáp về hộ chiếu khi xin visa Mỹ

 

Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Xem thêm

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Visa du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger