VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

200 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI PHỎNG VẤN VISA MỸ


Trong vòng Phỏng vấn Visa Mỹ, ngoài những yếu tố về quy trình phỏng vấn, những giấy tờ cần thiết phải chuẩn bị,… thì những câu hỏi mà Viên chức Lãnh Sự có thể đặt ra cũng là một điều khiến nhiều đương đơn quan tâm. Trong bài viết này, VYC Travel sẽ liệt kê 200 câu hỏi thường gặp khi Phỏng vấn Visa Mỹ, cùng những phân tích và cách thức trả lời chung cho từng dạng câu hỏi, để bạn có thể hiểu rõ hơn về những gì mà Người phỏng vấn thường đặt ra cho bạn, từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi vào Phỏng vấn Visa Mỹ.
 

Thông thường, độ dài của một cuộc Phỏng vấn Visa Mỹ tại Lãnh Sự Quán chỉ kéo dài từ 1 – 5 phút. Trong thời gian này, Viên chức Lãnh Sự sẽ đưa ra những câu hỏi và yêu cầu các đương đơn phải trả lời. Tuy rằng tùy vào hồ sơ của từng người mà Người phỏng vấn sẽ lựa chọn và đặt ra những câu hỏi khác nhau, nhưng có rất nhiều câu hỏi mà họ có thể sẽ đặt ra với nhiều đương đơn mà bạn có thể dựa vào đó để chuẩn bị trước cách trả lời hợp lý. Những câu này thường được phân ra thành nhiều dạng, cụ thể là như sau:

Dạng câu hỏi cơ bản về cá nhân

Đây là những câu hỏi mà bất kỳ một đương đơn nào khi Phỏng vấn Visa Mỹ đều có thể gặp phải. Những câu hỏi về bản thân, gia đình, về mục đích đi Mỹ, những sự chuẩn bị sơ lược trước khi bắt đầu chuyến công tác,… chủ yếu là để Viên chức Lãnh Sự có cái nhìn tổng quát hơn về bản thân bạn. Tuy nhiên, không phải vì đây là những câu đơn giản mà lại thiếu đi tầm quan trọng. Vì nếu bạn trả lời những câu hỏi này một cách sơ sài, thiếu thông tin hay không rõ ràng, Viên chức Lãnh Sự có thể sẽ nghi ngờ về những gì bạn khai. Hãy trả lời một cách trung thực, đầy đủ thông tin và tự tin trước những câu hỏi như thế này.

Thông thường, Viên chức Lãnh Sự sẽ đặt ra những câu hỏi dạng này trong khoảng đầu của cuộc phỏng vấn. Bạn chỉ cần trả lời một cách trung thực và đầy đủ thông tin, vì họ cũng chưa có ý định muốn hỏi sâu về hồ sơ của bạn bằng những câu hỏi này.

Một số câu hỏi mà bạn sẽ gặp liên quan đến dạng này là:

1.    Bạn cò thể cho tôi xem hộ chiếu của bạn được không? (Câu hỏi này mang tính chất thủ tục mà bất kỳ ai cũng sẽ được hỏi.)

2.    Bạn sang Mỹ để làm gì? (Đây là câu hỏi phổ biến và quen thuộc mà Viên chức Lãnh Sự rất thường hay hỏi, bạn có thể tham khảo cách trả lời trong bài viết Đi Mỹ để làm gì? – câu hỏi đánh rớt rất nhiều người phỏng vấn Visa Mỹ)

3.    Bạn đi du lịch Mỹ cùng với ai? (Bạn chỉ cần trình bày những người sẽ đồng hành trong chuyến du lịch Mỹ cùng với mình, hoặc là “Tôi sẽ đi Mỹ một mình.” trong trường hợp không có ai cùng đi với bạn)

4.    Đây có phải là lần đầu tiên bạn xin Visa Mỹ không? (Bạn cần trả lời “có” hoặc “không”. Lưu ý nếu đã từng xin Visa Mỹ trước đây, bạn cũng nên nêu rõ với người phỏng vấn rằng mình đã xin mấy lần và vào những năm nào)

5.    Bạn từng đến Mỹ trước đây chưa? (Cách trả lời cho câu này cũng tương tự như câu trên. Nếu đã từng đến Mỹ, đừng quên nêu rõ với Lãnh Sự Quán rằng bạn đã thực hiện chuyến đi khi nào)

6.    Khi nào bạn đến nước Mỹ và du lịch Mỹ bao lâu? (Bạn cần trả lời chính xác thời gian dự định sẽ đến Mỹ và độ dài của chuyến hành trình. Thời gian mà bạn đưa ra nên phải là thời gian chính xác ngày, tháng, năm để Viên chức Lãnh Sự tin rằng bạn đã có kế hoạch chặt chẽ cho chuyến đi lần này.)

7.    Bạn có từng trượt Visa Mỹ trước đây không? (Nếu bạn đã từng trượt Visa Mỹ, hãy kể thành thật cho Lãnh Sự Quán biết rằng bạn đã rớt mấy lần và khi nào. Nếu chưa từng rớt Visa, bạn chỉ cần trả lời “Không, tôi chưa từng trượt / xin Visa Mỹ trước đây”)

8.    Trong lần ở Mỹ trước đây, bạn đã ở lại trong bao lâu? (Bạn cũng cần trình bày chính xác khoảng thời gian mình đã ở lại Mỹ lần trước. Nếu có thể, bạn nên nêu cả ngày đến Mỹ và ngày rời khỏi Mỹ trong cuộc hành trình trước đây của mình)

9.    Bạn có dự định đi Mỹ từ khi nào? (Viên chức Lãnh Sư đang muốn kiểm tra xem bạn có lên một kế hoạch cho chuyến đi này không. Bạn nên trình bày rõ cả thời gian lẫn nguyên do mà bạn quyết định sẽ đi Mỹ)

10.    Bạn có từng đổi hộ chiếu lần nào trước đây không? (Bạn chỉ cần trình bày dựa trên sự thật)

11.    Ngoài quốc tịch Việt Nam, bạn có sở hữu quốc tịch hay thẻ thường trú nhân của một quốc gia nào khác không? (Nếu bạn là người có hai quốc tịch hoặc là thường trú nhân của một nước khác, bạn cần trình bày rõ điều này với Lãnh Sự Quán)

12.    Vì sao bạn có được tư cách thường trú nhân của một nước khác? (Đây là câu hỏi để bạn giải thích lý do cho câu trên. Tuy nhiên, họ chỉ hỏi để xác thực thông tin nên bạn chỉ cần trả lời ngắn gọn dựa trên sự thật.)

13.    Ngoài du lịch / thăm thân, bạn còn đến Mỹ vì mục đích nào khác không? (Lãnh Sự Quán muốn hỏi kỹ hơn về mục đích chuyến đi của bạn. Nhưng nếu muốn sang Mỹ vì nhiều mục đích, bạn nên trình bày rõ từ khi họ hỏi “Bạn sang Mỹ để làm gì?”. Vì nếu bạn không trình bày mục đích phụ của chuyến đi Mỹ ngay từ khi bắt đầu phỏng vấn hay khai tờ khai, mà chỉ khi được hỏi kỹ thì mới trả lời, Viên chức Lãnh Sự có thể sẽ nghi ngờ tính xác thực trong mục đích đi Mỹ của bạn.)

14.    Tôi thấy bạn đã từng bị từ chối Visa trước đây. Bạn có biết lý do vì sao không? (Lãnh Sự Quán sẽ không bao giờ nêu một lý do cụ thể vì sao bạn lại rớt Visa Mỹ. Nhưng nếu bạn biết rằng mình đã từng bị đánh rớt vì mọt lý do gì đó, bạn có thể nói điều đó với họ bằng cách trả lời: “Tôi đoán rằng lần trước tôi không đạt Visa Mỹ là bởi vì…”)

15.    Từ lần bị từ chối Visa trước đến hiện tại, hồ sơ của bạn có thay đổi gì không? (Bạn chỉ cần nêu lên những thay đổi, cải thiện trong hồ sơ của bản thân. Đây là một câu hỏi có thể khiến bạn “ghi điểm” với Lãnh Sự Quán. Vì nếu hồ sơ của bạn thực sự có cải thiện rõ rệt, khả năng bạn được chấp thuận Visa Mỹ cho lần này sẽ là rất cao.)

16.    Bạn đang sống với ai tại Việt Nam? (Bạn chỉ cần trả lời dựa trên sự thật, vì đây là một câu hỏi thông tin cá nhân thông thường.)

17.    Tôi thấy bạn có hộ khẩu tại Hà Nội, vì sao bạn lại chọn phỏng vấn ở TP.HCM? (Trong trường hợp này, bạn cần trình bày rõ lý do vì sao mình phải phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán Mỹ không phải nơi bạn thường trú. Viên chức Lãnh Sự sẽ không thắc mắc gì nếu bạn đang công tác dài hạn hay tạm trú tại TP.HCM nên quyết định nộp hồ sơ xin Visa Mỹ ở đây. Nhưng nếu bạn không đưa ra được một lý do thích hợp, có thể họ sẽ tiếp tục thắc mắc và đôi khi dẫn đến nghi ngờ bạn.)

18.    Bạn có thể cho tôi kiểm tra dấu vân tay của bạn không? (Đây cũng là một câu hỏi thông thường. Bạn chỉ cần làm theo những gì họ chỉ định.)

19.    Vì sao bạn lại ở Mỹ đến 4 tháng? (Lãnh Sự Quán Mỹ thường sẽ xem xét kỹ hơn với những người có một hành trình ở lại Mỹ quá lâu, vì họ nghi ngờ những người này sẽ có nhiều khả năng trốn lại, hoặc đi làm “chui” trong thời gian ở Mỹ. Nên nếu bạn dự định ở Mỹ trong thời gian dài (từ 1 tháng trở lên), hãy chuẩn bị một lịch trình chi tiết và lý do thuyết phục với Viên chức Lãnh Sự.)

20.    Vì sao bạn chỉ ở Mỹ trong thời gian ngắn như vậy? (Lãnh Sự Quán cũng sẽ thắc mắc nếu lịch trình đến Mỹ của bạn chỉ có 2 – 3 ngày. Nên trong trường hợp này, bạn cũng cần phải giải thích lý do của mình một cách hợp lý để tạo niềm tin với người phỏng vấn.)

Dạng câu hỏi về công việc

Trong quá trình Phỏng vấn Visa Mỹ, Viên chức Lãnh Sự cũng sẽ thường đề cập đến yếu tố công việc của đương đơn. Đặc biệt, nếu bạn xin Visa Mỹ theo diện công tác, họ sẽ càng chú trọng đến vấn đề này. Bạn nên chú ý trả lời một cách hoàn toàn trung thực các vấn đề về việc làm, nghề nghiệp hiện tại của bạn vì Lãnh Sự Quán sẽ có nhiều cách khác nhau để xác minh thân thế của đương đơn. Nếu bạn không có công việc nhưng lại khai rằng mình đang công tác ở đâu đó, hoặc nói dối về vị trí của mình trong công ty, những điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hồ sơ xin Visa của bạn, thậm chí bạn có thể sẽ bị rớt Visa hay tệ hơn, sẽ bị cấm nhập cảnh vĩnh viễn vào Mỹ chỉ vì đã khai những chi tiết không đúng với sự thật.

21.    Bạn làm gì ở Việt Nam? (Bạn nên kể ra chi tiết công việc của mình đang làm, Ví dụ như: “Tôi đang làm bác sĩ ngoại khoa của bệnh viện A”. Trong trường hợp bạn có nhiều công việc có thể tạo ra thu nhập, bạn cũng cần kể chi tiết điều đó và nói rõ công việc nào là công việc chính.)

22.    Nghề nghiệp cụ thể của bạn là gì? (Khi được hỏi câu này, bạn cần nêu chi tiết bạn đang làm công việc thuộc mảng gì, chịu trách nhiệm trong bộ phận nào.)

23.    Mô tả sơ lược về công việc của bạn ở Việt Nam? (Viên chức Lãnh Sự thường dùng câu này để kiểm tra xem đương đơn có thực sự đang làm công việc đã khai hay không. Bạn chỉ cần miêu tả những việc mà mình thực hiện trong công việc mà mình đang làm. Vì nếu bạn thực sự đang làm với vị trí này, những lời kể của bạn sẽ hoàn toàn hợp lý và logic mà người phỏng vấn sẽ không thể nghi ngờ gì ở bạn.)

24.    Địa chỉ công ty của bạn ở Việt Nam là ở đâu? (Bạn cần nêu rõ địa chỉ cụ thể của công ty bạn. Nếu bạn đang làm việc tại một văn phòng đại điện hay chi nhánh, hãy trình bày rõ cả điều này.)

25.    Tôi có thể đến thăm / liên hệ với công ty của bạn được không? (Đây cũng là câu hỏi kiểm tra tính xác thực về công việc của đương đơn. Nếu bạn thực sự đang đi làm, chỉ cần trả lời rằng bản thân rất sẵn lòng chào đón họ.)

26.    Bạn sẽ thu xếp công việc của bạn như thế nào trong thời gian đi Mỹ? (Việc trả lời chi tiết câu hỏi này cũng chứng minh được rằng bạn đã lên một kế hoạch cụ thể cho chuyến đi Mỹ, thông qua cách sắp xếp chu đáo cả những công việc tại Việt Nam)

27.    Bạn nghỉ hưu từ khi nào? (Nếu đã nghỉ hưu, bạn chỉ cần trả lời thời gian mà bạn bắt đầu nghỉ hưu cho đến nay đã được bao nhiêu năm.)

28.    Nếu bạn đang làm chủ công ty, bạn có tất cả bao nhiêu nhân viên? (Bạn phải trả lời chính xác số nhân viên trong công ty của mình, vì không một người chủ nào lại không biết công ty mình đang có bao nhiêu nhân viên tổng cộng cả, trừ khi đó là một tập đoàn hay xí nghiệp quá lớn. Và nếu bạn đang là chủ tập đoàn hay xí nghiệp, bạn cũng cần phải nhớ con số gần đúng những nhân viên mà mình đang có, bao gồm khoảng bao nhiêu nhân viên ở từng mảng, từng thị trường.)

29.    Bạn đang kinh doanh về mặt hàng gì? (Đây là câu hỏi để kiểm tra thông tin thông thường. Bạn chỉ cần trả lời dựa trên sự thật.)

30.    Ai sẽ coi sóc tài sản / công việc / nhà cửa / gia đình của bạn trong lúc bạn đi Mỹ? (Câu hỏi này cũng là để chứng minh cho kế hoạch cụ thể mà bạn đã sắp xếp trước khi đi Mỹ. Bạn cần đưa ra một câu trả lời hợp lý. Vì nếu không thể trình bày được việc sắp xếp các công việc ổn thỏa, Viên chức Lãnh Sự có thể dựa vào đó như một lý do không cấp Visa cho bạn.)

31.    Nếu bạn đang làm chủ doanh nghiệp, doanh thu doanh nghiệp của bạn năm vừa rồi là bao nhiêu? (Cũng như câu hỏi về số lượng nhân viên, bạn không thể nào không biết được con số chính xác hoặc gần chính xác doanh thu của công ty mình, nếu bạn là chủ doanh nghiệp thực sự.)

32.    Nếu bạn đang làm chủ doanh nghiệp, tổng thuế doanh nghiệp của bạn năm vừa rồi đóng cho chính phủ là bao nhiêu? (Đây cũng là một câu hỏi mà bạn phải trả lời con số chính xác cho Lãnh Sự Quán.)

33.    Bạn đã làm việc tại công ty hiện tại bao lâu rồi? (Việc trả lời chính xác cả ngày bắt đầu ký hợp đồng lao động với công ty đang công tác sẽ tạo thêm niềm tin với Viên chức Lãnh Sự)

34.    Bạn có từng làm cho một công ty nào khác trước đây chưa? (Nếu có, bạn chỉ cần liệt kê đầy đủ các công ty cũ đã từng công tác trước đây. Nếu bạn có thể kể ra cả thời gian công tác với các công ty đó thì sẽ rất tốt, nhưng nếu không thì cũng không có vấn đề gì với bạn vì Viên chức Lãnh Sự thường sẽ ít khi xoáy sâu vào vấn đề này.)

35.    Khi nào thì bạn sẽ kết thúc hợp đồng lao động với công ty của bạn? (Lãnh Sự Quán đặt ra câu hỏi này với mục đích kiểm tra mức độ gắn bó của bạn với công ty. Nên việc được ký hợp đồng dài hạn sẽ là một lợi thế trong hồ sơ xin Visa Mỹ của bạn. Nhưng nếu bạn chỉ có hợp đồng ngắn hạn, hãy trình bày một cách tự tin và thẳng thắn vì đây cũng chưa hẳn là điểm yếu khiến Lãnh Sự Quán từ đó mà từ chối cấp cho bạn Visa.)

36.    Bạn bắt đầu công việc làm ăn hiện tại từ khi nào? (Thường khi bạn khai trong hồ sơ là chủ doanh nghiệp hay tiểu thương, Viên chức Lãnh Sự sẽ đặt ra cho bạn câu hỏi này. Bạn chỉ cần trả lời chính xác bạn đã bắt đầu khởi nghiệp từ năm nào là được.)

37.    Bạn đã làm việc trong ngành nghề hiện tại được bao lâu? (Cũng như câu trên, nhưng câu hỏi này sẽ thường được dành cho các nhân viên. Bạn cũng chỉ cần trả lời thành thật rằng đã có bao nhiêu năm làm việc trong lĩnh vực này là được.)

38.    Chức vụ của bạn trong công ty là gì? (Đây chỉ là một câu hỏi kiểm tra thông tin thông thường, bạn chỉ cần trả lời theo sự thật.)

39.    Bạn đã từng đi làm/công tác ở nước ngoài bao giờ chưa? (Nếu đã từng công tác hoặc làm việc ở nước ngoài, bạn cần liệt kê chi tiết về đất nước và khoảng thời gian đó của bạn.)

40.    Bạn có đang dự định đổi công việc không? (Bạn nên trả lời “Không” cho câu hỏi này. Vì công việc ổn định được xem là một yếu tố giúp bạn gia tăng sức mạnh hồ sơ khi xin Visa Mỹ. Nếu bạn thể hiện ý định muốn tìm một công việc mới với Viên chức Lãnh Sự, họ sẽ nghi ngờ rằng bạn có thể sẽ dùng việc sang Mỹ như một cơ hội tìm việc làm và tìm cách không quay trở lại Việt Nam nữa.)

41.    Bạn có thể kể tên một vài đồng nghiệp của bạn không? (Lãnh Sự Quán thường dùng câu này để kiểm tra tính xác thực về việc bạn có đang làm trong công ty đó không. Bạn chỉ cần kể ra một vài cái tên đồng nghiệp trong phòng bạn là được.)

42.    Bạn tốt nghiệp cử nhân ngành thương mại, vậy tại sao bạn lại công tác trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn? / Vì sao công việc của bạn hiện tại khác với ngành học của bạn trước đây? (Tuy câu hỏi này có phần đặc biệt, nhưng thực chất Viên chức Lãnh Sự chỉ đang thắc mắc về việc bạn làm trái ngành. Bạn chỉ cần giải thích một cách chân thực để họ hiểu.)

Dạng câu hỏi về thu nhập – tài chính – tài sản

Dù xin Visa Mỹ theo diện du lịch hay du học, Viên chức Lãnh Sự vẫn luôn quan tâm về vấn đề thu nhập, tài chính của bạn, cũng như những tài sản mà bạn sở hữu tại Việt Nam. Bạn cần lưu ý rằng với những câu hỏi dạng này, bạn phải trả lời một cách chi tiết về số tiền hay tài sản, vì với vấn đề tài chính, dù chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến Viên chức Lãnh Sự nghi ngờ. 
Đây là một số câu hỏi thường gặp mà bạn có thể tham khảo:

43.    Thu nhập của bạn hàng tháng / hàng năm là bao nhiêu? (Bạn cần lưu ý đưa ra con số chính xác, tuyệt đối không đưa ra con số ước lượng.)

44.    Bạn có sở hữu thẻ tín dụng không? (câu hỏi để kiểm tra rằng bạn có khả năng chi tiêu trong thời gian ở Mỹ thông qua ngân hàng. Bạn cần làm thẻ tín dụng trước khi xin Visa Mỹ để có thể chuẩn bị kỹ lưỡng về vấn đề này. Một câu trả lời “có” có thể sẽ ghi điểm cho bạn)

45.    Bạn chuẩn bị tài chính cho chuyến đi này như thế nào? (với câu hỏi này, bạn cần đưa ra lời giải thích chi tiết rằng bản thân đã lấy nguồn tiền từ đâu để chuẩn bị cho chuyến đi Mỹ của mình, ví dụ: “Tôi đã có 300 triệu là tiền trong số tiết kiệm do tôi dành dụm từ thu nhập trong 1 năm, đủ để chi trả cho chuyến đi Mỹ lần này.”)

46.    Số dư sổ tiết kiệm hiện tại của bạn là bao nhiêu? (Bạn chỉ cần trả lời con số chính xác cho Viên chức Lãnh Sự.)

47.    Bạn đang sở hữu những tài sản gì ở Việt Nam? (Với câu hỏi này, bạn nên liệt kê các loại tài sản có giá trị cao như nhà cửa, bất động sản, xe cộ, cổ phần công ty, tiền tiết kiệm ngân hàng,... Bạn cần lưu ý chỉ nêu ra những tài sản mà bạn đứng tên hoặc đồng sở hữu và những tài sản ấy phải có giấy tờ để chứng minh. Những khoản tiền như tiền tiết kiệm ở nhà hay vàng cất trong tủ,… sẽ không thể dùng giấy tờ gi để chứng minh sự tồn tại có thật, nên khi bạn kể ra, Viên chức Lãnh Sự sẽ không thể tin bạn.)

48.    Bạn có trợ cấp/lương hưu không? Tiền trợ cấp/lương hưu của bạn hàng tháng là bao nhiêu? (Nếu bạn đã về hưu hay đang được hưởng trợ cấp, hãy trình bày về những khoản này cho Viên chức Lãnh Sự biết.)

49.    Bạn có sở hữu xe hơi không? (Nếu bạn đang sở hữu xe hơi, bạn cũng nên nhắc đến thương hiệu của chiếc xe để Viên chức Lãnh Sự có thể dựa vào đó mà ước chừng giá trị.)

50.    Tôi thấy có một số tiền lớn vừa được chuyển vào sổ tiết kiệm/tài khoản ngân hàng của bạn. Bạn có thể giải thích lý do không? (Đây là câu hỏi thường gặp phải với những người mới chỉ tạo sổ tiết kiệm để đi du lịch. Khi gặp phải tình huống này, bạn cần đưa ra một lời giải thích hợp lý và thực tế để Lãnh Sự Quán hiểu rằng bạn là người sở hữu số tiền này từ trước, nhưng đến gần đây mới chuyển tiền vào sổ tiết kiệm. Nhưng bạn cần chuẩn bị trước sổ tiết kiệm với số tiền đủ để có thể du lịch trước khi đi Mỹ một thời gian, và số tiền đó phải được chuyển vào một cách vừa phải và đều đặn, để tránh trướng hợp Lãnh Sự Quán thắc mắc và đặt ra câu hỏi này với bạn.)

51.    Ai tài trợ và trả chi phí cho chuyến đi du lịch Mỹ của bạn? (Bạn cần trả lời một cách chân thực và chi tiết rằng bạn đã chuẩn bị chi phí cho việc đi Mỹ bằng tiền của bạn, hay những ai tài trợ để bạn có thể thực hiện chuyến đi và cụ thể là tài trợ bao nhiêu. Vì Viên chức Lãnh Sự rất quan tâm đến việc bạn có đủ điều kiện tài chính để chi trả cho chuyến đi không, nên họ sẽ thường hỏi rất kỹ.)

52.    Thu nhập của bạn có vẻ không đủ để thực hiện một chuyến du lịch nước ngòai. Vì sao bạn lại muốn xin Visa Mỹ? (Đây là một câu hỏi khá “khó nhằn” vì Viên chức Lãnh Sự đang thể hiện rằng họ không tin vào khả năng tài chính của bạn. Bởi vậy, bạn cần phải chứng minh ngược lại với người phỏng vấn rằng mình vẫn có đủ khả năng để chi trả cho chuyến đi. Bạn có thể minh chứng bằng cách đưa ra những khoản tài trợ từ người thân, hay khoản tiền mà bạn đang có trong sổ tiết kiệm,… và dùng những lý lẽ hợp lý để có thể thuyết phục Viên chức Lãnh Sự.)

53.    Bạn có đóng thuế đều đặn không? (Việc đóng thuế đều đặn được Lãnh Sự Quán Mỹ xem là bắt buộc. Vì thế bạn cần phải giải quyết các khoản thuế trước khi nộp Hồ sơ xin Visa Mỹ, đồng thời chuẩn bị sẵn các giấy tờ để có thể đưa ra làm minh chứng khi cần thiết.)

54.    Thu nhập của bạn được trả bằng tiền Đô La Mỹ hay tiền Việt Nam? (Bạn chỉ cần trả lời chính xác xem số tiền được trả là bằng loại tiền nào.)

55.    Bạn có đang sở hữu bất động sản hay cơ sở kinh doanh ở nước ngoài không? (Nếu đang sở hữu một khoản đầu tư ở nước ngoài, bạn cần kể ra chi tiết về khoản đầu tư đó một cách chi tiết. Nếu không sở hữu, bạn chỉ cần trả lời là “Không, tôi không sở hữu tài sản nào ở nước ngoài.”)

56.    Mức lương của bạn hiện tại là trước hay sau thuế? (Bạn chỉ cần trả lời đúng cho Lãnh Sự Quán, vì họ chỉ đơn thuần đang muốn tìm hiểu chi tiết thông tin về mức lương của bạn.)

57.    Bạn có đứng tên ngôi nhà / bất động sản nào tại Việt Nam không? (Câu hỏi này cũng tương tự với câu “Bạn đang sở hữu những tài sản gì ở Việt Nam?”)

58.    Bạn có đang trợ cấp cho cha mẹ hay ai đó không? (Lãnh Sự Quán chỉ đang tìm hiểu thông tin về các khoản chi của bạn, nên nếu bạn đang phải trợ cấp cho ai đó, hãy trình bày chi tiết người đó là ai và mức trợ cấp là bao nhiêu.)

59.    Ngoài tiền lương ra, bạn còn khoản thu nhập bên ngoài nào khác không? (Nếu có thêm khoản thu nhập nào có thể chứng minh được bằng giấy tờ, bạn có thể trình bày với Lãnh Sự Quán. Nhưng tốt hơn hết, bạn nên trình bày về những khoản này ngay từ khi Viên chức Lãnh Sự hỏi về thu nhập chung của bạn. Vì những thu nhập không được chứng minh hoặc việc khai các thông tin tài chính không khớp nhau có thể khiến Lãnh Sự Quán nghi ngờ bạn.)

Bên cạnh những câu hỏi như trên, bạn có thể tham khảo thêm bài viết về Các yếu tố tạo nên một hồ sơ xin Visa Mỹ có tài chính mạnh của VYC Travel.

Dạng câu hỏi về trình độ học vấn

Thông thường, nếu bạn sang Mỹ với mục đích du lịch, Lãnh sự Quán sẽ ít khi đặt ra những câu hỏi về trình độ học vấn của bạn. Nhưng nếu bạn đến Mỹ để công tác, họ có thể sẽ chú ý hơn về điểm này. Nhưng những câu hỏi mà Viên chức Lãnh Sự đặt ra về về vấn đề học vấn thường chỉ mang tính kiểm tra về những bằng cấp, học vị mà bạn sở hữu. Họ hầu như sẽ không đề cập gì đến những mảng học thuật nên bạn không cần phải quá lo lắng.

Đây là một số câu hỏi thường gặp mà Viên chức Lãnh Sự hay đặt ra để hỏi về quá trình học vấn của đương đơn. Để trả lời cho các câu hỏi này, bạn chỉ cần trình bày một cách tự tin và chân thực. 

60.    Học vị cao nhất mà bạn đã từng đạt được là gì?

61.    Bạn đã từng sống/du học nước ngoài trước đây? Trong bao lâu?

62.    Bạn đã từng làm gì/ học gì ở đó?

63.    Bạn có thể mô tả quá trình học vấn của bạn được không? (Riêng đối với câu hỏi này, bạn cần kể rõ mình đã từng học ở đâu một cách chính xác và ngắn gọn nhất. Càng những bậc học cao hơn, bạn càng phải trình bày chi tiết)

64.    Bạn tốt nghiệp đại học ngành gì?

65.    Vì sao bạn lại mất thời gian dài như vậy để tốt nghiệp cử nhân / thạc sĩ tại Mỹ (hay một nước ngoài khác mà trước đây bạn du học)? (Đây là một câu hỏi đặc biệt, vì Viên chức Lãnh Sự sẽ không chú trọng về học vấn của bạn, mà đang muốn bạn đưa ra lời giải thích cho việc ở lại quá lâu so với việc du học cử nhân / thạc sĩ. Bạn cần đưa ra một lý do hợp lý về việc tốt nghiệp trễ của bản thân trong thời gian ở nước ngoài. Vì Lãnh Sự Quán Mỹ thường sẽ có ấn tượng không tốt với những trường hợp người đã ở lại nước ngoài quá hạn Visa, hoặc phải gia hạn thêm Visa trước đây. Họ lo sợ rằng những người này sẽ tiếp tục ở lại thời gian dài sau khi nhập cảnh vào đất nước của họ. Nên bạn cần lưu ý và đưa ra lý do để chứng minh rằng mình vì một sự cố khách quan nào đó nên mới phải ở lại thêm thời hạn.)

Dạng câu hỏi sâu về chuyến công tác (Dành cho những đương đơn muốn xin Visa Công tác Mỹ)

Nếu bạn xin Visa Mỹ với mục đích công tác, thì đây được xem như phần quan trọng nhất mà Viên chức Lãnh Sự sẽ tập trung để phỏng vấn bạn. Sẽ có rất nhiều câu hỏi được đặt ra để Lãnh Sự Quán kiểm tra xem bạn có thực sự nắm rõ toàn bộ những gì liên quan xoay quanh chuyến công tác hay khóa học này không. Vì đây là một chuyến công tác chứ không phải là chuyến du lịch thông thường, nên những thông tin về lịch trình, dự định, nội dung,… đều sẽ được quan tâm và đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị, tìm hiểu rõ. 

Cách tốt nhất để bạn có thể trả lời những câu hỏi trong phần này tốt nhất chính là nắm rõ những thông tin về những gì mình sẽ đến, sẽ làm, sẽ trải qua trong suốt quá trình tham dự hội thảo / đi công tác tại Mỹ. Vì tùy theo từng tính chất công việc, Viên chức Lãnh Sự sẽ lựa chọn ra những câu hỏi khác nhau để phỏng vấn bạn.

66.    Địa chỉ nơi công tác của bạn ở Mỹ? (Bạn cần trả lởi chi tiết về công ty hay hội trường nơi bạn sẽ tham dự buổi họi nghị, chuyến công tác, bao gồm cả số nhà, tên đường, khu vực, tỉnh, thành phố, bang, …)

67.    Bạn có thể cho tôi xem lịch trình công tác của bạn ở Mỹ không? (Bạn cần chuẩn bị chi tiết lịch trình những ngày mà bạn đi Mỹ để công tác. Một số Viên chức Lãnh Sự sẽ yêu cầu bạn kể về lịch trình thay vì xem trên giấy, lúc này bạn không cần phải kể chi tiết như bản lịch trình soạn sẵn, nhưng bạn cần nắm những sự kiện chính của buổi hội thảo hay việc làm chính trong chuyến công tác để có thể trình bày cho Lãnh Sự Quán.)

68.    Vì sao công ty lại chọn bạn để tham gia chuyến công tác này thay vì những người khác? (Khi bạn được cử đi để tham dự hội thảo / khóa học, bạn đã phải nắm rõ những thế mạnh của mình để có thể có được suất tham dự ấy. Nên khi gặp phải câu này, bạn chỉ cần trình bày một cách súc tích những thế mạnh khiến bản thân phù hợp với chuyến đi, để Viên chức Lãnh Sự tin tưởng ở bạn.)

69.    Bao nhiêu người trong công ty của bạn sẽ đi Mỹ công tác cùng với bạn? (Bạn chỉ cần trả lời ngắn gọn những gì bạn nắm rõ về những đồng nghiệp sẽ cùng đi với bạn, hoặc nếu bạn là người duy nhất được cử đi, hãy trình bày rõ với Lãnh Sự Quán.) 

70.    Ngoài mục đích công tác, bạn còn có dự định tham gia khóa học nào ở đây không? (Thông thường, nếu bạn có dự định thực hiện việc gì hay học thêm một lớp nào đó ngoài những lịch trình công tác chung tại Mỹ, hãy trình bày rõ ràng điểm này trong lịch trình, hay tốt hơn là ngay khi được hỏi “Bạn đi Mỹ để làm gì?”. Việc bạn kể thêm về một hoạt động mà trong lịch trình chưa đề cập sẽ khiến Viên chức Lãnh Sự nghi ngờ việc đi Mỹ của bạn.)

71.    Bạn có thể nói chi tiết về cuộc họp sắp tới mà bạn sẽ tham dự ở Mỹ không? (Bạn cần kể ra những mục tiêu, vấn đề chính mà buổi hội nghị bạn tham dự ở Mỹ sẽ đề cập đến, bởi Lãnh Sự Quán đang muốn kiểm tra thử bạn đang nắm rõ về mục đích chuyến đi của mình như thế nào)

72.    Ai sẽ chi trả các khoản phí cho chuyến công tác của bạn? (Lãnh Sự Quán sẽ ưu tiên hơn cho những trường hợp đương đơn được công ty thanh toán toàn bộ chi phí cho chuyến công tác sang Mỹ, nhưng nếu bạn phải tự chi trả thì cũng không sao cả, hãy trả lời một cách trung thực. Nếu tự trả phí để tham gia hội thảo, bạn nên giải thích lý do cho Viên chức Lãnh Sự biết vì sao bạn phải làm như vậy.)

73.    Đối tác của bạn ở Mỹ tên gì? (Bạn chỉ cần đơn giản trình bày tên công ty ra cho Viên chức Lãnh Sự. Đôi khi, bạn sẽ tạo được thiện cảm hơn nếu Viên chức Lãnh Sự biết về công ty của bạn.)

74.    Tầm quan trọng của bạn trong buổi hội thảo này là thế nào? Bạn có nhất thiết phải đến buổi hội thảo này không? (điều bạn cần chứng minh với Viên chức Lãnh Sự là những lợi ích mà bạn và công ty bạn sẽ có được sau khi tham dự buổi hội thảo / cuộc họp và tầm quan trọng mà sự kiện này đối với bạn. Hoặc nếu có thể, bạn hãy thể hiện rằng mình có một vai trò gì đó hoặc là một đại diện mang tính quan trọng trong sự kiện này. Hãy trả lời một cách súc tích để gây ấn tượng với người phỏng vấn.)

75.    Công ty mà bạn sẽ đến ở Mỹ có mối quan hệ gì với công ty của bạn ở Việt Nam? (Đây là điều mà bạn cần phải hỏi trước với cấp trên nắm rõ trước khi Phỏng vấn Visa Mỹ, vì Lãnh Sự Quán có thể hỏi về bất kỳ điều gì liên quan đến việc công tác của bạn, trong đó mối quan hệ giữa hai công ty cũng là vấn đề có thể sẽ được đề cập.)

76.    Bạn sẽ có được lợi ích gì sau khi hoàn thành khóa học / tham dự buổi hội thảo này ở Mỹ? (Việc bạn sẽ học hỏi hay thu lại được lợi ích gì sau chuyến đi sẽ làm tăng thêm sức mạnh cho mục đích chuyến đi của bạn. Khi bạn được cử đi hoặc quyết định tham dự một buổi hội nghị xa xôi tận nửa vòng Trái Đất, nhưng lại không hề có mục tiêu nào rõ ràng có thể sẽ làm Viên chức Lãnh Sự nghi ngờ về tính xác thực chuyến đi của bạn.)

77.    Đối tác của bạn đang làm trong lĩnh vực nào? (Đây là câu hỏi kiểm tra sự hiểu biết của bạn với đối tác, bạn chỉ cần trả lời một cách rõ ràng về lĩnh vực mà công ty đó đang hoạt động. Nếu chưa biết rõ, bạn cần hỏi kỹ ban lãnh đạo ngay từ trước khi đi phỏng vấn.)

Dạng câu hỏi sâu về chuyến du lịch (Dành cho những đương đơn muốn xin Visa Du lịch Mỹ)

Khi bạn có ý định xin Visa Mỹ để du lịch, tham quan, Lãnh Sự Quán Mỹ sẽ tập trung tìm hiểu về chuyến du lịch của bạn bằng nhiều câu hỏi, để kiểm tra tính xác thực về việc bạn có thật sự muốn đi du lịch Mỹ hay không, cùng việc bạn lên kế hoạch, chuẩn bị cho chuyến du lịch này như thế nào,… Vì đã từng xảy ra rất nhiều trường hợp người nước ngoài xin Visa đến Mỹ để du lịch rồi sau đó trốn lại, nên những yêu cầu của Lãnh Sự Quán Mỹ đối với cả những người đến đất nước họ du lịch cũng vô cùng chặt chẽ. Bạn cần lưu ý chuẩn bị thật tốt về lịch trình cũng như tìm ra sẵn một lý do mà Mỹ trở thành điểm đến ưu tiên của bạn, để có thể thuyết phục Viên chức Lãnh Sự rằng bạn có một lý do chính đáng nên mới quyết định đi du lịch Mỹ, có một kế hoạch cụ thể sẽ làm gì ở Mỹ và sau khi chuyến du lịch kết thúc bạn chắc chắn sẽ quay trở về Việt Nam.

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp mà bạn có thể tham khảo:

78.    Bạn cảm thấy ở Mỹ có điểm nào bạn thích để bạn có ý định sang Mỹ? (Bạn chỉ cần chia sẻ về những địa điểm yêu thích mà bạn sẽ đến thăm khi đi du lịch Mỹ, vì cậu hỏi này được Viên chức Lãnh Sự đặt ra để kiểm tra xem bạn có tìm hiểu về những điểm du lịch Mỹ trước khi xin Visa đi du lịch đến đây không?)

79.    Tại sao bạn lại chọn Mỹ để đi du lịch mà không phải là những quốc gia khác? (Bạn cần đưa ra một câu trả lời để chứng minh rằng lý do mà bạn đến Mỹ phải thật sự hợp lý và chính đáng, chẳng hạn như: Bạn đã từng đi một số nước trước đây nhưng Mỹ là quốc gia bạn muốn đặt chân tới một lần trong đời; hoặc bạn có người thân ở Mỹ đã lâu không gặp, nên bạn muốn có dịp sang để thăm và xem hiện tại cuộc sống của người thân này có tốt không;… Bạn không cần phải đưa ra một lý do quá phóng đại, vì những điều này sẽ không được Viên chức Lãnh Sự xem là một lý do quan trọng đủ để thuyết phục họ cấp Visa Mỹ cho bạn.)

80.    Bạn sẽ đi du lịch những nơi nào trong thời gian ở Mỹ? (Viên chức Lãnh Sự sẽ dùng nhiều câu hỏi để kiểm tra xem bạn có chuẩn bị một lịch trình cụ thể trước khi đi đến Mỹ không. Vì thế, bạn cần đưa ra một câu trả lởi chi tiết về những địa điểm mình sẽ tham quan được sắp xếp kỹ theo lịch trình, để có thể tạo niềm tin với Lãnh Sự Quán rằng bạn đã sẵn sàng cho việc đi du lịch Mỹ.)

81.    Tại sao bạn quyết định đi Mỹ trong thời điểm này? (Khi có dự định sẽ thực hiện một chuyến du lịch đến Hoa Kỳ, bạn cần nghiên cứu trước một số yếu tố về phong cảnh, địa điểm, lễ hội, ẩm thực,… mà bạn có thể lựa chọn để trình bày với Viên chức Lãnh Sự. Hoặc nếu bạn có ý định thăm người thân ở Mỹ, bạn cũng có thể trả lời câu hỏi này dựa theo thời gian rảnh của người thân bạn. Chẳng hạn như: “Tôi muốn sang Mỹ dịp này vì em gái tôi được nghỉ 1 tuần. Em tôi sẽ đưa tôi đi tham quan một vài điểm như Universal Studio, khu Little Saigon,…”.)

82.    Bạn đã đặt vé khứ hồi chưa? (Câu hỏi này dùng để kiểm tra xem bạn sau khi kết thúc chuyến hành trình tại Hoa Kỳ có quay trở về Việt Nam không. Bạn cần lưu ý đặt vé máy bay theo dạng thanh toán sau, để khi được hỏi có thể xuất trình được vé khứ hồi cho Viên chức Lãnh Sự kiểm tra, để họ có thể chắc chắn hơn rằng bạn sẽ quay trở về Việt Nam sau khi lịch trình của bạn tại Mỹ kết thúc.)

83.    Bạn đã mua bảo hiểm du lịch chưa? (Mua bảo hiểm du lịch cũng là một trong những việc quan trọng mà bạn cần phải chuẩn bị trước khi đi Mỹ, vì trong một số trường hợp bất khả kháng hay không may xảy ra, nếu không có bảo hiểm du lịch, bạn sẽ không thể nào chi trả cho những khoản tiền ấy. Bạn cần phải mua bảo hiểm du lịch và đưa ra cho Viên chức Lãnh Sự xem nếu được hỏi.) 

84.    Bạn sẽ lưu trú tại đâu trong thời gian ở Mỹ? (Bạn cần trả lời trung thực về nơi bạn sẽ ở trong thời gian ở Mỹ là nhà người thân hay khách sạn, cũng như địa chỉ của nơi đó. Trong trường hợp bạn di chuyển qua nhiều thành phố, bạn cũng cần phải nêu chính xác tên khách sạn bạn sẽ ở trong chuyến hành trình của bạn, và những khách sạn đó thuộc thành phố nào.)

85.    Địa chỉ chính xác nơi bạn sẽ lưu trú trong thời gian ở Mỹ? (Nếu bạn đã trả lời chi tiết cho câu hỏi trên, có thể Viên chức Lãnh Sự sẽ không hỏi lại bạn nữa. Nếu chưa bạn cần nêu địa chỉ chính xác nơi ở của bạn khi đến Mỹ, bao gồm số nhà, tên đường, thành phố, bang,… cho người phỏng vấn nắm rõ.)

86.    Bạn có thể cho tôi xem lịch trình du lịch của bạn ở Mỹ không? (Lịch trình du lịch là điều bắt buộc mà ai cũng phải chuẩn bị trước khi xin Visa du lịch Mỹ, nên trước khi Phỏng vấn Visa Mỹ, bạn bắt buộc phải thiết kế sẵn một bản lịch trình gồm hành trình, các điểm đến, chi phí,… và đưa ra cho Nhân viên Lãnh Sự xem khi họ yêu cầu.)

87.    Chi phí bạn dự định để dành cho chuyến du lịch này là bao nhiêu? (Nếu đã lập ra kế hoạch về chuyến du lịch Mỹ, bạn cũng cần ghi chú rõ ước lượng các khoản chi của bạn trong suốt hành trình, để khi được hỏi có thể trình bày về tổng số tiền và đưa ra bản kế hoạch cho Viên chức Lãnh Sự xem. Họ cũng thường dùng câu hỏi này để kiểm tra việc lên kế hoạch cho chuyến đi của bạn, vì dự trù chi phí là một phần quan trọng trong phần này.)

88.    Vì sao bạn lại đi du lịch Mỹ một mình? (Lãnh Sự Quán Mỹ sẽ thường chú ý hơn với những đương đơn đến Mỹ một mình, vì những trường hợp này sẽ có khả năng trốn lại Mỹ cao hơn so với những người đi theo nhóm. Nên khi bạn có dự định đi du lịch riêng lẻ, bạn phải đưa ra một lý do hợp lý để thuyết phục Viên chức Lãnh Sự.)

89.    Bạn sẽ di chuyển từ thành phố A sang thành phố B bằng cách nào khi bạn muốn du lịch các thành phố đó ở Mỹ? (Trong bản kế hoạch, bạn nên ghi kỹ cả chi tiết này vào để Viên chức Lãnh Sự có thể thấy rõ rằng bạn đã tính toán một cách kỹ càng về mọi thứ khi lên kế hoạch du lịch Mỹ. Khi đã có bản kế hoạch chi tiết, bạn cũng có thể trả lời câu hỏi này được dễ dàng hơn.)

90.    Bạn đi Mỹ theo tour du lịch của công ty nào? (Nếu đi du lịch theo tour, bạn chỉ cần trả lời đúng tên công ty tour ra khi được hỏi.)

91.    Giá tour Mỹ của bạn là bao nhiêu? (Câu hỏi này chỉ mang tính chất kiểm tra thông tin, bạn chỉ cần trả lời đúng giá tour là được.)

92.    Bạn có thể kể ra lịch trình tour mà bạn sẽ tham gia không? (Dù là đi tham quan theo tour, bạn cũng cần nắm rõ lịch trình sẽ đi đâu, làm gì trong suốt thời gian ở Mỹ. Các công ty du lịch thường đã lên một bản kế hoạch chi tiết cho bạn, bạn chỉ cần tìm hiểu sơ qua và nắm được những địa điểm chính trong mỗi ngày tham quan để kể ra cho người Phỏng vấn Visa Mỹ.)

93.    Ai là người đã tư vấn và hỗ trợ đặt tour cho bạn? (Nếu đã mua tour Mỹ ở một công ty du lịch, bạn cũng cần phải nắm được ai là người đã tư vấn và bán tour cho bạn. Lãnh Sự Quán hỏi câu này để có thể kiểm tra liệu bạn có thật sự đặt tour qua công ty không.)

94.    Bạn có dự định lái xe trong thời gian ở Mỹ không? (Đây chỉ là một câu hỏi kiểm tra thông tin. Nếu có dự định lái xe, bạn bắt buộc phải có giấy phép lái xe quốc tế. Nếu không, bạn chỉ cần trả lời “Không, tôi sẽ đi bằng… trong thời gian ở Mỹ.”)

95.    Nếu lái xe, bạn có thể xuất trình cho tôi Giấy phép lái xe quốc tế của bạn không? (Bạn bắt buộc phải có giấy phép lái xe quốc tế và đưa ra cho Viên chức Lãnh Sự khi được yêu cầu, nếu bạn quyết định sẽ lái xe trong thời gian ở Mỹ.)

96.    Bạn có dự định sẽ ở Mỹ lâu hơn thời gian trong lịch trình không? (Với câu hỏi này, bạn nên trả lời “Không” vì Lãnh Sự Quán Mỹ sẽ có thể vì điều này mà nghi ngờ rằng bạn có động cơ muốn trốn lại Mỹ, hoặc ở Mỹ một thời gian quá dài. Bạn luôn phải chứng minh với Viên chức lãnh Sự rằng mình có lịch trình khi đi Mỹ và sẽ luôn làm theo lịch trình đó, trừ trường hợp bất khả kháng.)

97.    Vì sao bạn muốn đến thăm những địa điểm A hay B khi đến Mỹ? (Bạn chỉ cần đưa ra lý do bạn yêu thích hay muốn khám phá địa điểm đó. Nhưng lưu ý câu trả lời của bạn phải chân thực, đừng đưa ra những câu trả lời sáo rỗng vì những câu trả lời dạng này sẽ không có sức thuyết phục với Viên chức Lãnh Sự.)

98.    Tôi nhận thấy trong chuyến đi bạn sẽ ở lại thành phố San Francisco lâu hơn nhiều những nơi khác, bạn có thể giải thích lý do vì sao không? (Họ chỉ đang hỏi sâu về lịch trình chuyến đi của bạn. Bạn chỉ cần trả lời theo đúng sự thật là bạn cần phải làm gì tại nơi đó nên việc lưu lại tại San Francisco sẽ lâu hơn các thành phố khác.)

99.    Bạn sẽ đến thăm những địa điểm nào khi đến New York? (Bạn cần trình bày các địa điểm dự định tham quan trong thời gian ở New York, bạn cũng cần lưu ý đưa những địa điểm tham quan này vào lịch trình cụ thể của bạn để câu trả lời mang tính thuyết phục hơn.)

100.    Bạn đã đặt khách sạn chưa? (Tương tự với việc đặt vé máy bay, bạn nên đặt phòng khách sạn theo dạng trả sau và in phiếu đặt phòng ra, để có thể trình ra cho Lãnh Sự Quán khi được yêu cầu.)

101.    Giá mỗi đêm khách sạn bạn đặt là bao nhiêu? (Với câu hỏi này, bạn chỉ cần đưa ra cái giá chính xác khi bạn đặt phòng.)

102.    Trong chuyến hành trình này, bạn dự định sẽ di chuyển giữa các nơi ở Mỹ bằng phương tiện nào? (Bạn cũng cần ghi rõ những chi tiết này trong lịch trình, để khi được hỏi thì bạn có thể kể ra dễ dàng hơn.)

103.    Vì sao người thân của bạn không đi du lịch Mỹ cùng bạn? (Người phỏng vấn chỉ đang thắc mắc để kiểm tra xem liệu bạn đang có một động cơ gì nên mới đi Mỹ một mình hoặc không đi cùng gia đình hay không. Bạn cần nắm rõ lý do mà các thành viên khác không thể đi cùng bạn sang Mỹ (bận rộn công việc, bận học, phải lo toan chuyện nhà cửa,…)

Dạng câu hỏi sâu về người thân tại Mỹ (Dành cho những đương đơn muốn xin Visa thăm thân Mỹ hoặc có người thân ở Mỹ)

Nếu mục đích chính của bạn sang Mỹ là để đến thăm thân nhân, thì lúc này những gì mà Viên chức Lãnh Sự quan tâm hàng đầu sẽ là hoàn cảnh thân nhân của bạn, mối quan hệ và những thông tin mà bạn biết về người thân của bạn. Sự chân thực là một yêu cầu quan trọng trong phần trả lời những câu hỏi này, bởi Lãnh Sự Quán hoàn toàn có thể kiểm tra được toàn bộ những thông tin của người thân bạn, đặc biệt là khi họ đang sống ở Mỹ. Việc không nắm kỹ các thông tin cá nhân của thân nhân, hay tệ hơn là trả lời sai sót có thể sẽ làm vòng Phỏng vấn Visa Mỹ của bạn không được như mong muốn, hay đôi khi có thể khiến người phỏng vấn nghi ngờ về mối quan hệ của bạn và người thân.

Một số câu hỏi thường gặp ở dạng này mà bạn cần nắm là:

104.    Bạn có người thân ở Mỹ không? (Bạn cần trả lời tất cả những người thân đang sống ở Mỹ mà bạn có, nhưng lưu ý rằng bạn chỉ nên kể ra những người thân hoặc họ hàng gần gũi. Những người họ hàng xa sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn hơn khi Viên chức Lãnh Sự hỏi kỹ về những thông tin cá nhân của người đó, hoặc hồ sơ của người đó sẽ có gì đó gây ảnh hưởng đến kết quả Visa Mỹ của bạn, vì bạn không biết chắc chắn về cuộc sống, điều kiện của họ hay họ đã từng phạm tội gì trong thời gian ở Mỹ hay chưa.)

105.    Người thân của bạn ở Mỹ làm gì? (Bạn chỉ cần trả lời về công việc của người thân tại Mỹ, vì Viên chức Lãnh Sự chỉ muốn kiểm tra xem bạn có nắm rõ tình hình người thân bạn không.)

106.    Người thân của bạn ở Mỹ thu nhập thế nào? (Nếu bạn đi Mỹ nhờ vào người thân tài trợ, bạn bắt buộc phải nắm chính xác tổng thu nhập của người thân bạn. Còn nếu không, bạn chỉ cần nhớ con số tương đối. Nhưng việc bạn biết rõ về thu nhập của người thân cũng là một điều khiến bạn có thể “ghi điểm” với Lãnh Sự Quán trong khi Phỏng vấn Visa Mỹ.)

107.    Gia đình người thân của bạn ở Mỹ gồm những ai? (Đây là câu hỏi kiểm tra thông tin nhưng rất quan trọng, vì nếu bạn không thể trả lời chính xác câu hỏi này, Lãnh Sự Quán sẽ cho rằng bạn không có một mối liên hệ chặt chẽ với người thân.)

108.    Đã từng có ai mở hồ sơ bảo lãnh định cư cho bạn trước đây chưa? (Nếu có, bạn cần trình bày chi tiết việc mở hồ sơ định cư cho bạn là do ai mở và từ khi nào.)

109.    Địa chỉ nhà người thân của bạn ở Mỹ? (Cũng tương tự như câu trên, bạn cần phải nắm rõ địa chỉ nhà người thân bạn để trình bày cho Viên chức Lãnh Sự biết.)

110.    Người thân của bạn đã ở Mỹ bao lâu? (Bạn có thể trả lời theo dạng “Người thân tôi đã sang Mỹ được … năm.”)

111.    Bạn có đến Mỹ để tham dự sự kiện đặc biệt nào của người thân bạn không? (Nếu có, bạn cần trình bày rõ đó là sự kiện gì và tổ chức khi nào.)

112.    Người thân của bạn sinh ngày tháng năm nào? (Đây cũng là một câu hỏi quan trọng, bạn cần trả lời chính xác.)

113.    Năm nay người thân của bạn bao nhiêu tuổi? (Cũng tương tự như câu hỏi trên, Lãnh Sự Quán đang muốn kiểm tra thông tin mà bạn nắm rõ về người thân.)

114.    Lần gần đây nhất bạn gặp người thân của bạn là khi nào? (Đây chỉ là một câu hỏi kiểm tra thông tin thông thường, bạn chỉ cần nhớ rõ khoảng thời gian bạn vá người thân bạn gặp nhau gần nhất và trình bày với Lãnh Sự Quán. Nếu có thể, bạn cũng nên trình bày rằng hai bên gặp nhau ở đâu hay có rơi vào dịp gì không.)

115.    Nếu bạn đi thăm người thân đang bệnh tại Mỹ, tôi có thể xem hồ sơ bệnh án của người thân bạn không? (Bạn cần chuẩn bị trước hồ sơ nếu bạn muốn đi Mỹ vì lý do này, để trình cho Viên chức Lãnh Sự khi được yêu cầu.)

116.    Người thân bạn hiện có phải là công dân hay thường trú nhân tại Mỹ không? / người thân của bạn hiện đang ở Mỹ theo diện nào? (Trước khi phỏng vấn, bạn cần hỏi rõ về việc này và chuẩn bị cả bản sao thẻ thường trú / Visa của người thân vì trong nhiều trường hợp, Viên chức Lãnh Sự sẽ hỏi cả những giấy tờ này.)

117.    Bạn sẽ làm gì trong thời gian người thân của bạn ở công ty? (Dù sang Mỹ để thăm người thân, bạn vẫn phải chuẩn bị một lịch trình cụ thể, trong đó ghi rõ cả khoảng thời gian trống khi người thân đi làm, bạn sẽ đi những đâu hay làm gì, để chứng minh cho Lãnh Sự Quán biết rằng bạn đã chuẩn bị một kế hoạch cụ thể cho chuyến đi.)

118.    Bạn có thể nói chi tiết về mối quan hệ giữa bạn và người bạn sẽ đến thăm ở Mỹ không? (Đây thực chất chỉ là câu hỏi để kiểm tra thông tin, bạn chỉ cần miêu tả kỹ mối quan hệ là họ hàng theo diện nào.)

119.    Vì sao bạn người thân của bạn đã sang Mỹ được nhiều năm mà bạn lại chưa từng qua thăm trước đây? (Thực chất Viên chức Lãnh Sự đang muốn bạn phải chứng minh về sự gắn bó giữa bạn và người thân. Bạn cần đưa ra một lý do thuyết phục dựa trên sự thật, có thể kể về việc người thân của bạn phải làm việc chăm chỉ để mua nhà ở Mỹ, hay phải tập trung để hoàn thành chương trình học,… Bạn không nên đưa ra những câu trả lời dạng như “bận rộn” hay “không sắp xếp được thời gian” vì những lý do dạng này sẽ không đủ sức thuyết phục.)

120.    Làm thế nào mà người thân của bạn có được quốc tịch Mỹ? (Nếu người thân của bạn nhập tịch Mỹ gần đây, bạn cần phải trình bày được quá trình lấy quốc tịch của người này. Nhưng có một số trường hợp như ông bà, chú bác lớn tuổi,… đã sang Mỹ từ rất lâu mà bạn không thể nắm rõ lý do, bạn chỉ cần trình bày sự thật với Viên chức Lãnh Sự là “Người thân tôi đã sang Mỹ từ rất nhỏ, tôi cũng không rõ nữa.”)

121.    Học phí trường của con bạn tại Mỹ là bao nhiêu một năm? (Nếu bạn có con đang du học tại Mỹ, bạn cần phải nắm chính xác con số này để trình bày cho Viên chức Lãnh Sự. Bạn cũng nên liệt kê cụ thể các khoản phí phải chi trả cho việc du học của con bạn, từ học phí đơn thuần, chi phí sinh hoạt, tiền sách vở,…)

122.    Bạn bắt đầu mối quan hệ với người bạn của bạn đang ở Mỹ như thế nào? (Nếu có dự định sang Mỹ để thăm bạn bè của mình, Lãnh Sự Quán thường sẽ rất chú ý của mối quan hệ giữa hai người và hỏi sâu về vấn đề này. Vì bạn và bạn của bạn không phải là người thân, nên khả năng xảy ra vấn đề sau khi bạn sang Mỹ thăm bạn bè cũng cao hơn: bạn kết hôn với người bạn này hoặc người bạn đó giới thiệu việc làm để bạn ở lại Mỹ,…. Bạn cần trả lời những câu hỏi này thật chính xác và thuyết phục để Lãnh Sự Quán tin bạn.)

123.    Vì sao người thân của bạn lại tài trợ toàn bộ chi phí cho bạn (hoặc gia đình bạn) sang Mỹ? (Bạn chỉ cần giả thích lý do một cách chân thực về việc tài trợ để bạn được sang Mỹ, chẳng hạn như: “Vì đã 3 năm nay tôi và người thân không gặp nhau, mà người thân của tôi trong thời gian này thì có một số công việc nên không thể về Việt Nam được, nên người đó muốn tài trợ để tôi có thể sang Mỹ một chuyến thăm người thân, nhân tiện tham quan một vài nơi.”)

124.    Người thân của bạn ở Mỹ đã từng đi du lịch những nước nào? (Bạn không nhất thiết phải kể ra toàn bộ những nước mà người thân bạn đã từng đến, nhưng tốt hơn hết bạn có thể kể ra được một vài chuyến đi của họ trong thời gian vừa qua, mục đích là để chứng minh với Viên chức Lãnh Sự rằng bạn và người thân bạn vẫn giữ một mối quan hệ tốt và liên lạc thường xuyên.)

Dạng câu hỏi về gia đình - hôn nhân – con cái – bạn bè

Khi phỏng vấn Visa Mỹ dù là theo dạng du lịch, công tác hay thăm thân, Viên chức Lãnh Sự cũng có thể hỏi bạn một số câu liên quan đến các vấn đề về hôn nhân – gia đình hay bạn bè. Bời dù đây là các vấn đế mang tính riêng tư, nhưng đều mang những ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến sự gắn bó của bạn với Việt Nam, từ đó đảm bảo rằng sau khi kết thúc lịch trình ở Mỹ, bạn sẽ quay trở về quê nhà. 

Hầu hết các câu hỏi theo dạng này đều chỉ mang tính chất kiểm tra thông tin, nên bạn chỉ cần đưa ra những câu trả lời ngắn gọn và chính xác, dựa trên sự thật. Thế nhưng, bạn cũng nên đưa ra những câu trả lời chi tiết vửa đủ, để khiến Viên chức Lãnh Sự hiểu rõ và làm cho những câu trả lời của bạn mang tính thuyết phục hơn. Bởi từ những câu trả lời này, Lãnh Sự Quán sẽ đánh giá sự gắn bó của bạn với gia đình, bạn bè. Nhưng cũng không phải vì thế mà bạn cần phải trả lời một câu hỏi quá dài dòng. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và ví dụ trả lời như thế nào là thích hợp nhất:

125.    Bạn có gia đình chưa? (Bạn chỉ cần trả lời ngắn gọn “Tôi đã kết hôn.” hoặc “Tôi vẫn còn độc thân.”)

126.    Bạn đã kết hôn được bao lâu rồi? (Nếu đã kết hôn, bạn có thể nêu cả ngày cưới của mình để câu trả lời dưa ra thêm phần thuyết phục.)

127.    Vợ/chồng của bạn đang làm gì? (Việc nêu cụ thể nghề nghiệp của vợ / chồng bạn sẽ khiến câu trả lời của bạn mang sức thuyết phục hơn. Chẳng hạn, bạn nên nêu rõ “Vợ tôi là giáo viên dạy toán ở trường trung học.” thay vì “Vợ tôi là giáo viên.”)

128.    Bạn có con chưa? (Nếu đã có con, bạn cũng nên nêu rõ cả độ tuổi và giới tính của con mình.)

129.    Ở Việt Nam bạn có người thân không? (Trong một số trường hợp nhiều người thân của bạn hầu hết đang sống ở nước ngoài, Viên chức Lãnh Sự sẽ thắc mắc điều này. Bạn chỉ cần trả lời chính xác là còn những ai đang sống ở Việt Nam là người thân của bạn.)

130.    Con trai/con gái của bạn bao nhiêu tuổi? 

131.    Con trai/con gái của bạn làm nghề gì?

132.    Con trai/con gái của bạn đã kết hôn chưa? (Với ba câu hỏi này, bạn chỉ cần trả lời đúng theo những gì Lãnh Sự Quán đã hỏi.)

133.    Bạn có bạn bè ở Mỹ không? (Nếu bạn có người bạn nào ở Mỹ vẫn còn giữ liên lạc thường xuyên với bạn, bạn có thể kể ra cho Viên chức Lãnh Sự biết. Bạn cũng nên kể rõ là bạn của bạn đang sống ở bang nào hoặc thành phố nào. Trong trường hợp bạn có nhiều bạn ở Mỹ nhưng đã lâu không liên lạc hoặc không thực sự thân thiết, bạn không nhất thiết phải kể ra.)

134.    Bạn có dự định sẽ ghé thăm bạn bè của bạn khi ở Mỹ không? (Nếu bạn có dự định sẽ thăm bạn bè trong thời gian đến Mỹ, bạn nên ghi rõ ngay từ khi khai trong tờ khai DS-160 hoặc khi Viên chức Lãnh Sự hỏi Bạn đi Mỹ để làm gì.” Bạn có thể sẽ gặp bạn của mình khi đ0ang ở Mỹ, nhưng nếu đó là dự tính không chắc chắn, bạn có thể trả lời câu này với Viên chức Lãnh Sự rằng “Tôi không có dự định sẽ gặp bạn.”)

135.    Địa chỉ nhà bạn của bạn? (Nếu bạn có dự định sẽ đến thăm bạn mình trong thời gian ở Mỹ, bạn cần phải trả lời chính xác câu hỏi này. Nếu không, bạn chỉ cần trả lời sơ lược rằng bạn của bạn đang sống ở thành phố nào là được.)

136.    Bạn bè của bạn đang làm gì? (Bạn chỉ cần trả lời đúng theo sự thật, vì Lãnh Sự Quán chỉ đang muốn kiểm tra xem bạn có còn giữ liên lạc để nắm được công việc của người đó hay không mà thôi.)

137.    Bạn có người thân nào sống ở nước ngoài không? (Nếu có, bạn chỉ cần trình bày với Viên chức Lãnh Sự rằng người đó là ai và đang sống ở nước nào.)

138.    Con của bạn đang học ở đâu? (Bạn chỉ cần trả lời đúng theo những gì Lãnh Sự Quán hỏi.)

139.    Việc kết hôn của bạn là do cha mẹ sắp đặt hay kết hôn vì tình yêu? (khi vợ / chồng bạn đang làm việc ở Mỹ) (Có một số trường hợp khi Viên chức Lãnh Sự cảm thấy cuộc hôn nhân của bạn có gì đó đặc biệt (chênh lệch về tuổi tác, điều kiện hay vợ / chồng bạn là người ngoại quốc,…) họ sẽ đặt ra câu hỏi này với bạn. Bạn cần trả lời theo đúng sự thật, nhưng dù là trong trường hợp nào, bạn cũng phải nhấn mạnh về sự gắn kết hiện tại giữa bạn và người bạn đời đó, vì Viên chức Lãnh Sự sẽ đánh giá cao sự liên kết vì tình yêu, nên những cuộc hôn nhân do sắp đặt sẽ không phải là một lý do thuyết phục cho những gắn bó của bạn với quê nhà, để có thể quay về sau thời gian ở Mỹ.)

140.    Gia đình bạn gồm có mấy thành viên? 

141.    Các con của bạn bao nhiêu tuổi? (Đối với hai câu hỏi này, bạn chỉ cần trả lời theo đúng như những gì Viên chức Lãnh Sự hỏi.)

142.    Vì sao vợ/chồng bạn có quốc tịch Mỹ? (Khi vợ / chồng bạn có Quốc tịch Mỹ, Viên chức Lãnh Sự thường sẽ đặt ra câu hỏi này cho bạn. Bạn cần giải thích được lý do chính xác, rằng bạn đời của bạn được sinh ra ở Mỹ, hay nhập cư Mỹ từ khi nào, theo diện nào,…)

Dạng câu hỏi về lịch sử du lịch

Tất cả những yếu tố để xem xét hồ sơ của một người có đủ điều kiện đạt Visa Mỹ hay không sẽ đều được Viên chức Lãnh Sự hỏi rõ trong vòng phỏng vấn. Và lịch sử du lịch cũng vậy. Những chuyến du lịch trước đây của bạn, về lịch trình, điểm đến hay thậm chí cả lý do đều có thể trở thành điều mà Lãnh Sự Quán có thể hỏi. Đặc biệt, với những đương đơn xin Visa Mỹ theo diện du lịch, người phỏng vấn sẽ tập trung hơn với những câu hỏi về yếu tố này.

Đây là một số câu hỏi  về lịch sử du lịch thường được đặt ra với đương đơn trong khi Phỏng vấn Visa Mỹ

143.    Bạn đã từng đi du lịch nước nào trước đây? (Bạn cần kể ra tên các nước mà mình đã từng đến. Trong một số trường hợp, Viên chức Lãnh Sự sẽ chỉ hỏi về những nước mà bạn từng đi du lịch trong vòng 5 năm hay 10 năm trở lại đây. Bạn cũng nên chú ý rằng với những quốc gia bạn đến nhiều lần, bạn nên liệt kê toàn bộ số lần mình ghé thăm cho Nhân viên Lãnh Sự biết. Câu hỏi này mang tính chất để bạn có thể “ghi điểm” với Lãnh Sự Quán nếu bạn sở hữu lịch sử du lịch tốt.)

144.    Bạn có từng trượt Visa của quốc gia nào trước đây không? (Bạn cần trình bày sự thật về vấn đề này bởi Lãnh Sự Quán có thể kiểm tra được nếu bạn đã từng rớt Visa ở bất cứ quốc gia nào. Nhưng đây cũng không hẳn là một bất lợi cho việc xin Visa Mỹ của bạn, bởi quy trình đánh giá và cấp xét Visa của mỗi nước là khác nhau, nên dù đã từng rớt Visa trước đây, bạn cũng đừng quá lo lắng.)

145.    Vì sao bạn lại bị trượt Visa của quốc gia đó? (Đây là câu hỏi mang tính chất quan trọng. Dù rớt Visa của quốc gia nào, bạn cũng cần phải nắm được lý do vì sao bạn trượt, hoặc tìm hiểu ra lý do ấy. Khi bạn trình bày được lý do bạn rớt Visa lúc đó, nhưng đồng thời cũng chứng minh được rằng hồ sơ lần này của bạn khi xin Visa Mỹ đã có cải thiện hoặc không để mắc phải sai lầm đó nữa, cơ hội để bạn đạt Visa Mỹ vẫn là hoàn toàn có thể.)

146.    Bạn có từng ở quá hạn Visa trong lần đi Mỹ trước đây không? 

147.    Bạn có từng ở quá hạn Visa tại một nước nào khác trước đây không? (Với hai câu hỏi trên, bạn phải trả lời hoàn toàn theo sự thật, đồng thời đưa ra được một lý do thuyết phục rằng đó là vì một sự cố mang tính khách quan, nên bạn mới mắc phải trường hợp như vậy, để Lãnh Sự Quán có thể tin cậy và cấp Visa Mỹ cho bạn.)

148.    Bạn có thể kể về chuyến du lịch nước ngoài gần đây nhất của bạn không? (Bạn cần trình bày về quốc gia mà bạn đã đến, thời gian hành trình, những thành phố và địa điểm nổi tiếng mà bạn đã đến tham quan. Nếu có thể, bạn cũng nên chia sẻ lý do vì sao bạn thực hiện chuyến đi này.)

149.    Bạn đến những quốc gia trước đây trong bao lâu? (Bạn cần kể ra độ dài của từng chuyến du lịch mà bạn đã đi trước đây là bao lâu. Nếu một số chuyến đi có thời gian dài mà bạn không thể nhớ chính xác, bạn có thể liệt kê tương đối là nửa tháng hay một tháng,… điều này cũng không có vấn đề gì cả.)

150.    Bạn từng đến những quốc gia trước đây để làm gì? (Viên chức Lãnh Sự chỉ đơn thuần hỏi về mục đích của chuyến đi, bạn chỉ cần trả lời chính xác là những chuyến hành trình đó là phục vụ cho mục đích nào của bạn, du lịch, du học ngắn hạn, thăm thân nhân hay công tác,…)

151.    Vì sao bạn chưa từng đi nước ngoài trước đây mà lại quyết định đến Mỹ? (Khi bạn có hộ chiếu trắng nhưng lại muốn xin Visa Mỹ, đây là câu hỏi mà bạn có thể sẽ nhận được. Lúc này, bạn phải đưa ra một lý do mang tính thuyết phục rằng vì sao bãn lại chọn Mỹ là quốc gia đầu tiên mà bạn đến. Nhưng trừ những mục đích như thăm thân hay du học, những trường hợp hộ chiếu trắng xin Visa Mỹ thường sẽ không được đánh giá cao. Bạn nên cải thiện hồ sơ du lịch của mình trước khi quyết định xin Visa Mỹ.)

152.    Khi đến thăm các nước trước đây của bạn, bạn đã đến những thành phố nào? (Bạn cần liệt kê ra các thành phố lớn mà bạn ghé qua, hoặc những nơi có ấn tượng với bạn trong những chuyến hành trình trước.)

153.    Bạn đi cùng ai trong những chuyến du lịch trước đây? (Trừ trường hợp đi cùng gia đình, bạn sẽ phải trình bày rõ đã đi cùng thành viên nào, còn những chuyến hành trình cùng bạn bè / đồng nghiệp của bạn, bạn chỉ cần trả lời “Chuyến đi đó tôi đã đi cùng mấy người bạn / các đồng nghiệp cùng phòng.”)

154.    Quốc gia cuối cùng mà bạn đến trước đây là nước nào? 

155.    Bạn đã có bao nhiêu Visa trong hộ chiếu của bạn? (Với hai câu hỏi này, bạn chỉ cần trả lời thành thật với Lãnh Sự Quán là được.)

156.    Trong các chuyến đi nước ngoài trước đây của bạn, chuyến đi nào đáng nhớ với bạn / bạn thích nhất? (Bạn hãy chia sẻ thành thật về chuyến đi nào mà bạn khó quên nhất và giải thích lý do vì sao với họ mọt cách ngắn gọn. Đây là một câu hỏi dạng chia sẻ và nếu khéo léo đưa ra một kỷ niệm khó quên với đất nước bạn từng đi, có thể đó sẽ là một cách để bạn “ghi điểm” với Viên chức Lãnh Sự.)

157.    Trong lần đi Mỹ gần nhất, bạn đã đi đâu?

158.    Trong lần đi Mỹ gần nhất, bạn đã ở lại Mỹ trong bao lâu?

159.    Trong lần đi Mỹ gần nhất, bạn di chuyển giữa các thành phố bằng phương tiện nào? (Đây là những câu hỏi để kiểm tra về lịch trình chuyến đi Mỹ gần nhất của bạn, nếu từng đi Mỹ trước đây. Bạn cần trả lời một cách chi tiết với Viên chức Lãnh Sự bởi họ hoàn toàn có thể kiểm tra lại và sẽ nghi ngờ bạn nếu bạn trả lời không đúng.)

160.    Tôi nhận thấy trong số các quốc gia bạn đã từng đến, bạn đi Thái Lan đến 5 lần. Lý do là gì? (Bạn chỉ cần chia sẻ lý do thật sự khiến bạn ghé lại một quốc gia nhiều lần. Thông thường, bạn sẽ quay trở lại một đất nước vì yêu thích và có ấn tượng tốt về nó. Nhưng bạn có thể chia sẻ kỹ hơn về lý do khiến bạn yêu thích nơi này, là về phong cảnh, ẩm thực hay mua sắm. Bạn chỉ cần chia sẻ một cách thật lòng.)

Dạng câu hỏi yêu cầu xuất trình hồ sơ, giấy tờ

Thông thường, Viên chức Lãnh Sự sẽ ít khi yêu cầu đương đơn phải xuất trình các giấy tờ cần thiết trong quá trình phỏng vấn. Tuy nhiên, khi họ yêu cầu một loại giấy tờ gì đó liên quan đến việc chứng minh cho chuyến hành trình đến Mỹ của bạn, bạn phải mang theo và xuất trình để họ kiểm tra. Nên để đề phòng trường hợp này, bạn cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ với những giấy tờ cần thiết khi đi Phỏng vấn Visa Mỹ.

Khi gặp phải những câu hỏi này, bạn chỉ cần trình giấy tờ mà Viên chức Lãnh Sự yêu cầu, cùng câu trả lời: “Vâng, tôi đã chuẩn bị giấy tờ này ở đây. Mời anh/chị xem qua.” Là được. Đây là một số câu hỏi ứng với các loại giấy tờ mà họ thường yêu cầu các đương đơn khi xin Visa Mỹ phải chuẩn bị và xuất trình:

161.    Tôi có thể xem hộ chiếu trước đây của bạn không?

162.    Tôi có thể xem thư bảo lãnh của người thân bạn không?

163.    Tôi có thể xem đơn chấp thuận nghỉ phép của bạn không?

164.    Tôi có thể xem thư mời họp của bạn không?

165.    Tôi có thể có danh thiếp của bạn không?

166.    Tôi có thể xem giấy đăng ký kết hôn của bạn không?

167.    Tôi có thể xem hình cưới của bạn không?

168.    Tôi có thể xem bản sao kê tài khoản ngân hàng của bạn không?

169.    Bạn có thể cho tôi số thẻ an sinh xã hội của người thân bạn ở Mỹ không? / Bạn có thể cho tôi xem Visa của người thân bạn ở Mỹ không?

170.    Người trong thư bảo lãnh này là ai? (Riêng đối với câu hỏi này, bạn cần trả lời rõ mối quan hệ giữa bạn và người đã viết thư bảo lãnh cho bạn để sang Mỹ.)

171.    Tôi thấy bạn đã từng được cấp Visa Mỹ năm 2015, nhưng bạn lại không đi, lý do vì sao? (Khi Viên chức Lãnh Sự xem Hộ chiếu hoặc hộ chiếu cũ của đương đơn, họ có thể sẽ thắc mắc về những chi tiết này. Bạn chỉ cần đưa ra lý do mà mình không thể đi vào thời điểm đó (do vướng bận công việc, chuyện gia đình,…) đê Viên chức Lãnh Sự hiểu. Bạn lưu ý là lý do của bản thân phải thật hợp lý và chi tiết để tránh trường hợp người phỏng vấn nghi ngờ và tiếp tục tra hỏi bạn.)

Những câu hỏi đặc biệt

Trong suốt quá trình phỏng vấn Visa Mỹ và nhất là khi càng gần lúc cuộc phỏng vấn kết thúc, Viên chức lãnh Sự sẽ càng đặt ra những câu hỏi có phần “khó nhằn” nhằm kiểm tra những yếu tố hoặc phản ứng của đương đơn. Tùy vào mỗi người mà Lãnh Sự Quán sẽ đặt ra những câu hỏi khác nhau và cách trả lời cho từng câu hỏi là khác nhau. Sau đây là một số câu hỏi thường gặp:

172.    Bạn có dự định tìm việc làm thêm trong thời gian ở Mỹ không? 

173.    Nếu có cơ hội, bạn có muốn ở lại Mỹ không?

174.    Bạn sẽ làm gì nếu được ai đó đề nghị ở lại làm việc tại Mỹ?

175.    Bạn sẽ làm gì nếu có một cô gái / chàng trai đẹp muốn làm quen và cầu hôn bạn trong thời gian bạn đang ở Mỹ? 

Cả 4 câu hỏi này đều là câu hỏi “bẫy” thông thường mà Viên chức Lãnh Sự sẽ đặt ra cho bạn. Khi gặp câu hỏi như trên, điều chắc chắn là bạn phải trả lời rằng bạn sẽ không ở lại Mỹ sau khi chuyến đi kết thúc. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ bạn phải trả lời thế nào cho hợp lý. Vì nếu bạn chỉ đơn thuần trả lời là bạn sẽ không ở lại, câu trả lời của bạn sẽ không đủ thuyết phục với Viên chức Lãnh Sự. Trong khi đó, nếu bạn trả lời một cách quá chắc chắn, lời nói của bạn có thể sẽ làm người phỏng vấn nghi ngờ vì nghe không hoàn toàn chân thật. Bởi xét cho cùng, việc được ở lại Mỹ là một trong những “giấc mơ” của nhiều người và có những điểm hấp dẫn mà không ai có thể phủ nhận. 

Vì vậy, khi gặp phải câu hỏi này, bạn cần trả lời rằng việc có được cơ hội làm việc hay ở lại Mỹ Mỹ tuy rất hấp dẫn, nhưng bạn vẫn quyết định quay về bởi ở Việt Nam bạn còn nhiều thứ gắn kết với bạn hơn. Đừng quá phủ định rằng bạn sẽ không bao giờ nghĩ đến chuyện được định cư tại Mỹ, nhưng phải làm nổi bật việc ở Việt Nam có gia đình, sự nghiệp, các mối quan hệ,… khiến bạn phải quay về vào lúc này. Trong một số trường hợp, bạn có thể đưa ra một số dẫn chứng rằng bạn chỉ quen sống ở Việt Nam, còn việc định cư ở một nước khác lâu dài sẽ khiến cho bạn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Chẳng hạn như câu “Tôi bị say xe nên sống ở Mỹ là quá khó khăn với tôi, vì ở Mỹ đi đâu thì cũng phải lái xe.” tưởng chừng rất nhỏ nhưng cũng rất hợp lý trong tình huống này, đặc biệt là khi bạn đang trả lời dựa trên sự thật, khiến Viên chức Lãnh Sự có thêm niềm tin về việc bạn sẽ quay về.


176.    Bạn sẽ làm gì nếu trúng xổ số ở Mỹ?

177.    Bạn sẽ làm gì nếu trúng thưởng ở sòng bài tại Mỹ?

Cũng như những câu hỏi trên, Viên chức Lãnh Sự sẽ đặt ra các câu này để kiểm tra thử rằng nếu đương đơn may mắn có một số tiền khổng lồ ngay trên đất Mỹ thì sẽ làm gì? Bởi nhiều người thường có suy nghĩ rằng nếu có được nhiều tiến ngay tại Mỹ, đó cũng là một cơ hội để người đó tìm cách định cư luôn tại nơi này. Trường hợp này cũng đã từng xảy ra rất nhiều. Tuy nhiên, bạn phải chứng minh với Viên chức Lãnh Sự rằng dù cho có nhiều tiền, bạn vẫn sẽ quay trở về Việt Nam vì vẫn còn gắn kết chặt chẽ với quê hương. Việc có được một khoản tiền bất ngờ sẽ trở thành cơ hội để bạn có một cuộc sống sung túc hơn nữa ở quê hương. 

178.    Bạn có thể kết thúc chuyến du lịch của mình sớm hơn không?

Đây cũng được xem là một dạng câu hỏi “bẫy” vì thực chất, Viên chức Lãnh Sự muốn hỏi câu này với mục đích để kiểm tra xem bạn có chắc chắn với lịch trình của mình đã đề ra không. Bạn cần phải trả lời thẳng thắn là mình không thể thay đổi lịch trình, vì những điểm đến đã lên kế hoạch là nơi bạn bắt buộc phải tới, hoặc lịch trình này đã được lên kế hoạch cẩn thận từ trước để phù hợp với thời gian của bạn. Nếu bạn trả lời rằng mình có thể xem xét lại lịch trình này, Viên chức Lãnh Sự có thể sẽ nghĩ rằng bạn vẫn chưa có được một kế hoạch chắc chắn khi sang Mỹ.

179.    Bạn có ý định sẽ gia hạn thêm thời gian ở lại Mỹ không?

Tương tự với câu trên, bạn cần trả lời là mình không có nhu cầu ở lại thêm vì lịch trình của bạn đã được định sẵn. Sau khi kết thúc chuyến đi, bạn sẽ phải quay trở về Việt Nam để tiếp tục cuộc sống, công việc của bản thân. 

180.    Vì sao bạn có thể ở lại Mỹ trong thời gian dài như vậy?

Để trả lời cho câu hỏi này một cách thuyết phục nhất, bạn cần phải chứng minh được cả việc bạn có thể sắp xếp công việc, gia đình ổn thỏa tại Việt Nam trong thời gian không có mặt bạn, cũng như lịch trình mà bạn sẽ làm tại Mỹ là rất quan trọng, khiến bạn bắt buộc phải đi trong một thời gian dài. Tuy nhiên, ngoại trừ mục đích công tác, bạn nên sắp xếp thời gian ở Mỹ hợp lý, tốt nhất là trong khoảng một tháng hoặc ít hơn. Vì nếu bạn ở Mỹ trong một thời gian quá lâu, Viên chức Lãnh Sự sẽ không thể nào không nghi ngờ rằng bạn đang có ý định làm việc gì đó ở Mỹ chứ không phải chi đơn thuần là đi du lịch hay thăm người thân.

181.    Làm sao tôi có thể biết chắc rằng bạn có thể quay trở lại Việt Nam sau khi kết thúc chuyến du lịch?

Bạn cần đưa ra những lý do về sự gắn kết chặt chẽ của bạn với Việt Nam, để bạn bắt buộc phải quay về sau khi chuyến đi kết thúc. Sự gắn kết này có thể là gia đình của bạn, công việc ổn định mà bạn đang có, những tài sản mà bạn sở hữu ở Việt Nam,… Bạn cần thể hiện một cách chân thành và khéo léo để Lãnh Sự Quán tin tưởng vào câu trả lời của bạn. Đặc biệt, câu hỏi này cũng mang tính chất rất quan trọng, đôi khi có thể sẽ mang tính chất quyết định bạn có được cấp Visa Mỹ hay không, nên bạn cần lưu ý và đưa ra câu trả lời một cách thuyết phục nhất có thể.

182.    Bạn có đang mắc bệnh gì không?

Trước khi nộp hồ sơ xin Visa Mỹ, ngoài việc chuẩn bị giấy tờ thì việc đi khám sức khỏe cũng rất quan trọng với bạn. Vì Lãnh Sự Quán Mỹ thường sẽ rất khó khăn với những đương đơn mang bệnh truyền nhiễm có ý định nhập cảnh vào Mỹ. Bạn cầ trả lời rằng mình hoàn toàn khỏe mạnh, hoặc vấn đề sức khỏe của bạn không phải là bệnh truyền nhiễm, đồng thời nếu có thể, bạn nên đưa ra hồ sơ kết quả khám sức khỏe của bản thân cho Viên chức Lãnh Sự kiểm tra.

183.    Bạn đã từng liên quan đến, hay tìm cách tham gia vào các hoạt động rửa tiền hay không? 

Bạn đừng quá ngạc nhiên, vì đây chỉ là một trong số những câu hỏi mà Viên chức Lãnh Sự trích từ tờ khai DS-160 nhằm mục đích kiểm tra đương đơn có hoạt động phạm tội hay trái pháp luật nào trước đây hay chưa. Bạn chỉ cần trả lời trung thực và ngắn gọn rẳng bạn chưa bao giờ liên quan là được.

184.    Bạn biết gì về nước Mỹ?

Đây là một câu hỏi có phần không liên quan với nội dung phỏng vấn, nhưng đôi khi Viên chức Lãnh Sự có thể vẫn sẽ đặt ra những câu như thế này. Bạn chỉ cần trả lời một cách ngắn gọn những gì bạn nghĩ đến khi nhắc đến nước Mỹ. Nhưng bạn cũng cần lưu ý là câu trả lời của bạn nên trung lập, đừng đưa những đế tài nhạy cảm vào phần trả lời. Đồng thời, bạn cũng không nên nhắc đến các vấn đề định cư, cơ hội việc làm, “giấc mơ Mỹ”,… bởi Viên chức Lãnh Sự có thể sẽ dựa vào đó mà cho rằng bạn đang có ý định nhập cư vào Mỹ hoặc ở lại Mỹ. 

185.    Bạn dự định sẽ làm gì nếu chúng tôi quyết định từ chối cấp Visa cho bạn?

Trong trường hợp này, bạn nên trả lời rằng bạn sẽ tiếp tục công việc và cuộc sống tại Việt Nam như bình thường, nhưng bạn sẽ rất tiếc vì không được đến Mỹ trong lần này, đồng thời cải thiện thêm hồ sơ để tiếp tục xin Visa Mỹ lần sau. Một câu trả lời chân thành mà bạn đưa ra là cần thiết, bởi khi đưa ra câu hỏi này, cũng không có nghĩa là Viên chức Lãnh Sự không muốn cấp Visa cho bạn, mà đơn thuần chỉ là họ đang muốn kiểm tra xem bạn sẽ phản ứng thế nào đối với câu hỏi này.

186.    Tôn giáo của bạn là gì?

Đôi khi, Viên chức Lãnh Sự cũng sẽ hỏi bạn một số câu về những vấn đề khá riêng tư, chẳng hạn như tôn giáo của bạn. Trừ khi bạn đang tham gia vào một giáo phái nhạy cảm nào đó, thực chất những câu hỏi này chỉ mang tính chất kiểm tra, không ảnh hưởng đến kết quả Visa của bạn nên bạn chỉ cần trả lời trung thực.

187.    Bạn có từng tham gia quân đội chưa?

Cũng tương tự như câu trên, ngoại trừ khi bạn đang tham gia vào quân đội của các nước đang có xung đột với Mỹ, đây cũng chỉ là một câu hỏi kiểm tra thông tin thông thường, bạn chỉ cần trả lời thành thật.

188.    Bạn có từng vi phạm pháp luật gì trong lần đến Mỹ trước đây không?

189.    Bạn có từng vi phạm pháp luật gì trước đây không?

Những câu hỏi này cũng yêu cầu bạn phải trung thực khi trả lời vì Viên chức Lãnh Sự hoàn toàn có thể kiểm tra lại thông tin. Bạn bắt buộc phải dưa ra một câu trả lời thành thật. Nếu đã từng phạm một lỗi gì đó, bạn cũng nên trình bày rõ hoàn cảnh và lý do vì sao mà bạn lại rơi vào trường hợp như vậy cho Lãnh Sự Quán biết.

190.    Thành phố Seattle mà bạn đến nằm ở bang nào?

191.    Bạn sẽ đến California, vậy bang này nằm ở bờ Đông hay bờ Tây Mỹ?

2 câu này không chỉ đơn thuần là câu hỏi về địa lý Mỹ, mà thực chất Lãnh Sự Quán đang kiểm tra xem bạn có thực sự là người lên kế hoạch cho chuyến đi của bản thân hay không. Vì có nhiều đương đơn không tự lập ra kế hoạch mà nhờ một người khác làm điều này rồi học theo, nên dù có thể kể ra được hết lịch trình của bản thân nhưng lại không nắm được những thông tin mà chỉ có những ai tự lên lịch trình mới có thể biết. Bạn cần phải lưu ý rõ điều này. Nhưng nếu bạn đã chuẩn bị lịch trình, việc trả lời những câu này thực sự rất đơn giản.

192.    Bạn sẽ bay sang Mỹ bằng hãng hàng không nào?

Đây cũng là câu hỏi để kiểm tra việc tự mình lên kế hoạch cho chuyến đi của bạn. Bạn chỉ cần trả lời hãng hàng không mà bạn quyết định đặt vé để đến Mỹ cũng như từ Mỹ trở về.

193.    Tại sao người thân bạn lại ở Boston, thay vì ở California như nhiều người Việt khác?

Bang California là nơi tập trung rất nhiều người Việt, nhiều hơn hẳn các bang khác ở Mỹ. Nên cũng không có gì quá ngạc nhiên khi Viên chức Lãnh Sự thắc mắc với bạn điều này khi thấy người thân của bạn sống ở một nơi khác, đặc biệt là những nơi không có nhiều người Việt sinh sống. Bạn đừng qúa lo lắng khi gặp phải câu hỏi này, mà chỉ cần giải thích lý do (công việc, học tập, kết hôn,…) mà người thân bạn quyết định chọn sống ở nơi đó.

194.     (Khi xin Visa theo nhóm) Các bạn có quan hệ gì với nhau?

Đây là câu hỏi gần như tất cả các Viên chức Lãnh Sự sẽ đặt ra với những gia đình đến phỏng vấn Visa Mỹ theo nhóm. Bạn chỉ cần nêu rõ quan hệ của từng thành viên ra là được.

195.    Bạn có biết rằng Mỹ là một nước đắt đỏ không?

196.    Thời điểm bạn đến thăm Seattle sẽ là mùa đông, thời tiết sẽ rất lạnh bạn có biết không?

Với dạng câu hỏi này, Viên chức Lãnh Sự sẽ đưa ra những hạn chế để khiến bạn suy nghĩ lại về chuyến du lịch sang Mỹ. Bạn nên trả lời rằng bạn đã biết rõ những điều này, nhưng vì đã có lịch trình cụ thể nên bạn đã dự trù được cả những khó khăn hay hạn chế, nên những vấn đề này không khiến bạn quá lo lắng.

197.    Nhà của bạn có diện tích là bao nhiêu? / Nhà bạn có bao nhiêu phòng tất cả?

Đây cũng là một câu hỏi mang tính chất riêng tư, nhưng bạn đừng quá lo lắng, chỉ cần trả lời một cách trung thực vì những câu hỏi dạng này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc bạn có được cấp Visa Mỹ hay không.

198.    Bạn dự định sẽ làm gì sắp tới?

Câu hỏi này được Viên chức Lãnh Sự đề ra với mục đích tìm hiểu những dự định sau chuyến đi công tác của bạn, vì họ cho rằng việc bạn đã lên kế hoạch sau khi đi Mỹ trở về sẽ là minh chứng rằng bạn sẽ quay trở về Việt Nam. Bạn cần chuẩn bị sẵn một kế hoạch sơ lược về những dự định trong tương lai, rằng bạn sẽ đi Mỹ về rồi sau đó tiếp tục làm gì, để gặt hái được điều gì,… Viên chức Lãnh Sự sẽ ấn tượng và có thêm niềm tin vào chuyện quay trở về của bạn khi được nghe một kế hoạch hợp lý.

199.    Bạn đã từng đến Iraq/Lybia/Somalia/Yemen chưa?

Những quốc gia đã được kể tên ở trên là những nước mà Hoa Kỳ hạn chế hoặc không cho phép công dân nhập cảnh vào nước mình. Nên bất cứ đương đơn nào từng đi đến đây cũng sẽ được kiểm tra một cách gắt gao hơn khi muốn xin Visa Mỹ. Nếu bạn đã từng đến những nước này, cần trình bày một cách rõ ràng về hoàn cảnh, lý do vì sao bạn lại tới đây, cũng như đảm bảo rằng mình đến các quốc gia này vì có một mục đích quan trọng nào đó, và điều đó sẽ không có liên quan gì đến chuyện bạn quyết định đến Mỹ.

200.    Bạn có chắc không? 

Viên chức Lãnh Sự có thể sẽ hỏi câu này để kiểm tra kỹ xem bạn có đang trả lời đúng sự thật không, sau đó dựa vào thái độ và câu trả lời tiếp theo của bạn mà đánh giá. Bạn nên khẳng định lại rằng mình chắc chắn và lặp lại ý mà mình vừa trả lời lúc nãy. Nếu cần thiết, bạn có thể giải thích sâu hơn một chút về ý mà mình đã trình bày. Thái độ của bạn lúc này cũng là rất quan trọng vì Viên chức Lãnh Sư có thể sẽ chú ý vào điều đó.

Trên đây là 200 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn Visa Mỹ, mà bạn có thể tham khảo để có thêm kinh nghiệm trong việc phỏng vấn Visa Mỹ với Lãnh Sự Quán. VYC Travel chúc bạn xin Visa thành công, để có thể đặt chân đến Xứ sở cờ hoa.


 

Xem thêm

Xin Visa Mỹ - Khó Mà Dễ

4 Lưu Ý Khi Phỏng Vấn Visa Mỹ

Bật mí một số câu hỏi thường gặp khi đi Phỏng Vấn Visa Mỹ


Gia hạn Visa Mỹ - vì sao hồ sơ bị từ chối ngày càng tăng?

Giới thiệu về Dịch vụ Tư vấn Visa - Du Học - Định Cư của VYC Travel

4 Lý do không nên khai Hồ sơ Visa Mỹ không trung thực và các rủi ro tiềm ẩn

Hướng dẫn chi tiết Phỏng Vấn Visa Mỹ trong Lãnh Sự Quán

Những trường hợp nào thì xin được lịch hẹn Phỏng Vấn Visa Mỹ sớm?

Các loại chi phí xin Thị Thực / Visa Mỹ
Xem ngay Video Giới thiệu về Dịch vụ Tư vấn Visa - Du Học - Định Cư của VYC Travel

☎ MỌI CÂU HỎI QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ CÁC TƯ VẤN VIÊN

VYC TRAVEL
178 – 180 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Tp.HCM

PHÒNG TƯ VẤN VISA - DU HỌC - ĐỊNH CƯ


Xem Giải Đáp Các Câu Hỏi Thường Gặp Từ Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ Tại Việt Nam - USCIS


Hỏi đáp về hộ chiếu khi xin visa Mỹ

Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Thông tin du Lịch

Visa du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger