VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

 NỀN NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN CỦA ĐÀI LOAN

Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, nền nông nghiệp ở Đài Loan đã trải qua thời kỳ hơn 50 năm phát triển thành công. Sự phát triển của nó đã đặt nền tảng cho “kinh tế thần kỳ” và trên hết góp phần phát triển một cách vượt bậc và tạo nên xu hướng thay đổi phù hợp cho Đài Loan sau này.

>>> Đọc thêm: 
Vì Sao Đài Loan Giàu Có?
 

Nền nông nghiệp ở Đài Loan đã trải qua thời kỳ hơn 50 năm phát triển thành công

Có thể nói, do hậu quả tàn phá của Chiến tranh Thế giới thứ hai, các cơ sở nông nghiệp ở Đài Loan đã bị thiệt hại nghiêm trọng. Hàng triệu người lính và gia đình của họ đã được đưa từ Trung Quốc đến Đài Loan và chính quyền cố gắng phục hồi các cơ sở thuỷ nông để gia tăng mức sản xuất nông phẩm. 

Ở thời điểm đó, vấn đề này được coi là cực kỳ khẩn cấp, các chương trình nông nghiệp lần lượt ra đời và có hiệu lực, đó là “Hệ thống hàng đổi hàng: gạo – phân bón”; “Qui định phân phối phân bón”; “Luật quản lý thực phẩm”; “Luật giảm tiền thuế 37,5%”; “Luật bán đất công”. Nhờ những biện pháp này, sản xuất nông nghiệp được phục hồi lên tới mức cao nhất của thời kỳ trước chiến tranh. 

Khi đã tạo lập hiệu quả nền tảng cho phát triển nông nghiệp, chính quyền Đài Loan đã đưa ra kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân, với chủ trương “Nuôi dưỡng công nghiệp thông qua nông nghiệp – phát triển nông nghiệp bằng công nghiệp, ngược lại công nghiệp phát triển làm cơ sở" để phát triển nông nghiệp cao hơn. 

 

Đài Loan thực hiện “Nuôi dưỡng công nghiệp thông qua nông nghiệp – phát triển nông nghiệp bằng công nghiệp" 

Để khôi phục và phát triển kinh tế, Đài Loan đã thực hiện chính sách cải cách nông nghiệp, thực hiện theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (1949 - 1951): giảm thuê mướn; Giai đoạn 2 (1951 - 1953): bán đất công; Giai đoạn 3 (1953 - 1955): thực hiện chương trình đất giành cho người nông dân. Chương trình cải cách nông nghiệp giai đoạn 1949 - 1953 đã tạo nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa của Đài Loan trong giai đoạn 1960 - 1980. 

Kể từ đó, sản xuất nông nghiệp được cải thiện đáng kể, cho phép Đài Loan chuyển đổi thặng dư để đầu tư vào công nghiệp. Sau cuộc cải cách ruộng đất, một hệ thống chính sách và quy hoạch phát triển nông nghiệp đã dần dần được hoàn chỉnh. Trong vòng 20 năm sau cải cách, hơn 70% lao động nông nghiệp đã dịch chuyển sang các ngành công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ.

 

Sau cải cách, lao động nông nghiệp đã dịch chuyển sang các ngành công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ

Mặc dù các dịch vụ công nghiệp và thương mại đã góp phần cực kỳ quan trọng vào sự phát triển kinh tế thành công của Đài Loan, vai trò của nông nghiệp vẫn được thừa nhận về phương diện cụ thể là cung cấp thực phẩm và lương thực thiết yếu và những đóng góp khác của nông nghiệp đối với nền kinh tế nói chung. Các phương pháp sản xuất chuyển đổi từ tập trung vào việc tăng cường thu hoạch để xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động phục vụ cho việc chế biến măng tây, cà chua... sang các phương pháp sản xuất đòi hỏi nhiều vốn được khuyến khích như đánh bắt cá xa bờ và ven bờ, xuất khẩu thịt gà và thịt lợn. 

Bên cạnh đó, chính quyền Đài Loan tiếp tục đưa ra các chương trình và ban hành một số đạo luật phù hợp như: “Chương trình xúc tiến cơ giới (1970)”; “Luật phát triển nông nghiệp (1973)”; “Luật về giá bán nông sản (1974)”; “Luật tái thiết nông thôn và nâng cao thu nhập nông dân (1979)” và chương trình “Nâng cao xây dựng cơ bản và giúp người nông dân có thu nhập cao hơn (1982)”.

Giai đoạn 1984-1990, ngành nông nghiệp Đài Loan bấy giờ mang tính chất truyền thống và hướng nội sâu sắc, đã đạt đến mức phát triển cao nhất trong điều kiện nguồn lực tự nhiên khan hiếm. Bên cạnh đó, do đòi hỏi của các đối tác mậu dịch khác nhau, các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài đã bắt đầu xâm chiếm thị trường Đài Loan, gây ra sự mất cân đối giữa cơ cấu sản xuất và marketing. Điều này khiến chính quyền phải bắt tay thực hiện “Chương trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và tăng cường thu nhập nông dân” và “Chương trình tăng cường lúa gạo”. 

>>> Đọc thêm: Cộng Đồng Người Việt Tại Đài Loan

 

Chính quyền Đài Loan tiếp tục đưa ra các chương trình và ban hành một số đạo luật phù hợp với nông nghiệp

Bên cạnh đó, chính quyền Đài Loan còn thực thi chương trình “Điều chỉnh thống nhất” năm 1991, nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của việc phối hợp đồng bộ các yếu tố bao gồm nguồn nhân lực, đất đai, thị trường, kỹ thuật, phương pháp tổ chức, phúc lợi xã hội và bảo tồn tự nhiên. “Sách trắng về chính sách nông nghiệp” năm 1995 công bố chính sách cam kết dài hạn các yếu tố sản xuất, bảo vệ môi trường và duy trì mức sống của người dân Đài Loan

Đến năm 1997, chương trình “Phát triển nông nghiệp xuyên thế kỷ” bắt đầu phát huy hiệu lực. Nhờ đó nông nghiệp tăng trưởng liên tục, nhưng đóng góp cho GDP của nông nghiệp vẫn tiếp tục giảm. Năm 2000, đóng góp của nông nghiệp trong GDP chỉ còn 2,1%. Đây là một xu hướng tích cực dành cho kinh tế Đài Loan . 

Nhìn chung, Đài Loan định hướng chính sách nông nghiệp theo 4 nguyên tắc: Thứ nhất, kinh tế nông nghiệp, chuyển các trang trại nông nghiệp thành các doanh nghiệp nông nghiệp; Thứ hai, kỹ thuật nông nghiệp, tăng năng suất lao động và hiệu quả các hoạt động tiếp thị thông qua ứng dụng kỹ thuật tiên tiến; Thứ ba, môi trường nông nghiệp, chỉ đạo các hoạt động kinh doanh nông nghiệp gắn với các lợi ích xã hội như an ninh, bảo tồn sinh thái và văn minh nông thôn; Thứ tư, quốc tế hoá sản xuất nông nghiệp, thông qua việc tăng cường trao đổi hợp tác kỹ thuật nông nghiệp và thúc đẩy các hoạt động kinh tế và mậu dịch toàn cầu. 

Nông nghiệp Đài Loan đã hoàn thành sự chuyển đổi từ là một yếu tố quan trọng trong tổng sản phẩm quốc dân, trở thành một yếu tố mang tính phi kinh tế với vai trò tạo ra những khoảng không gian của thiên nhiên và làm xanh môi trường, tiếp tục bảo tồn thiên nhiên.

>>> Đọc thêm: Những Cô Dâu Việt Tại Đài Loan Đã Thay Đổi Như Thế Nào Về Quan Niệm Lấy Chồng Xa Xứ? 

 

Nông nghiệp Đài Loan đã hoàn thành sự chuyển đổi từ là một yếu tố quan trọng trong tổng sản phẩm quốc dân

Những nhân tố đóng góp vào thành công của ngành nông nghiệp Đài Loan

Một là, chiến lược thúc đẩy cải cách ruộng đất. Chương trình cải cách ruộng đất đã làm thay đổi cơ cấu quyền sở hữu đất đai ở Đài Loan, có thể thấy, trước cải cách, kết quả của những chính sách gia tăng sản xuất nông nghiệp thuộc về chủ đất hơn là chính những người canh tác. Tuy nhiên, sau cải cách ruộng đất, những thành quả đã thực sự thuộc về người nông dân. 

Hai là, thiết lập Uỷ ban chung Trung – Mỹ về tái thiết nông thôn JCRR. Nhiều dự án được đầu tư nhằm đẩy mạnh cơ giới hóa nông thôn, phát triển nông nghiệp ở vùng đất dốc, khuyến khích vật nuôi, phát triển ngành chế biến thực phẩm và tăng cường xuất khẩu thực phẩm. Những dự án này đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong nông nghiệp Đài Loan

Ba là, vai trò của các tổ chức nông nghiệp. Bao gồm: Hiệp hội nông dân, Hiệp hội thuỷ lợi, Hiệp hội ngư dân, Hợp tác xã marketing cây ăn quả. Nông hội được xây dựng để làm cầu nối giữa chính phủ và nông dân, gắn nông dân với chính phủ, 50% vốn và kinh phí hoạt động của Nông hội do chính phủ cung cấp, chưa kể các đầu tư trực tiếp khác cho nông thôn như xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển giao giống mới, tiến bộ kỹ thuật qua các chương trình phát triển.

Bốn là, thành lập hàng loạt các viện nghiên cứu kỹ thuật. Để đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới, một số viện nghiên cứu khác đã được thành lập nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể như sâu bọ, thuốc lá, đường, chè, chuối, rừng, vật nuôi, đánh bắt cá và chế biến thực phẩm.

Năm là, mở rộng các dịch vụ hỗ trợ. Bao gồm những dịch vụ: mở rộng các trạm nông nghiệp cấp huyện, tăng cường dịch vụ tín dụng, hình thành dịch vụ marketing… nhờ đó nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hóa.

Sáu là, nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn. Các hiệp hội thuỷ lợi chịu trách nhiệm cung cấp nước tưới tiêu cho xây dựng và quản lý hệ thống thuỷ lợi tổng thể, nhờ nỗ lực của các hiệp hội này, hiện hơn 60% đất nông nghiệp có hệ thống thuỷ lợi.

 

Nông nghiệp Đài Loan phát triển được là nhờ những biện pháp trợ giá, giảm thuế quan...

Ngoài ra, nông nghiệp Đài Loan phát triển được là còn phải kể đến các chính sách bảo hộ của chính phủ thông qua những biện pháp trợ giá, giảm thuế quan và có các hàng rào bảo vệ khác. Chính phủ, một mặt, bảo vệ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp bằng chính sách bảo hộ, mặt khác, đối phó với sức ép quốc tế đòi hỏi tự do hoá mậu dịch.

Có thể nói, nông nghiệp Đài Loan đã tiến một bước dài trên con đường phát triển. Những thành tựu mà nó đạt được gắn liền với sự sáng tạo và cần cù của người nông dân cộng với một chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp của chính quyền cũng như sự trợ giúp của các nhà khoa học, của các đối tác bên ngoài… Nếu không có sự đóng góp to lớn của ngành nông nghiệp, “kinh tế thần kỳĐài Loan sẽ không bao giờ xảy ra. 

Xem thêm:
Điều Kiện Và Thủ Tục Xin Visa Đài Loan
Du Lịch Đài Loan Mua Gì Về Làm Quà?
Kinh Nghiệm Du Lịch Đài Loan
7 Nét Đẹp Văn Hóa Đôc Đáo Tại Đài Loan
Kinh Nghiệm Họp Đoàn Chuẩn Bị Trước Khi Đi Đài Loan
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Visa du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger