VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

NHỮNG CÔ DÂU VIỆT TẠI ĐÀI LOAN ĐÃ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO VỀ QUAN NIỆM LẤY CHỒNG XA XỨ?

Các cuộc hôn nhân đa sắc tộc gần đây đang phát triển nhanh tại Đài Loan, và Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ phụ nữ kết hôn với đàn ông Đài Loan cao nhất. Lấy chồng xứ Đài, những cô dâu Việt đã và đang làm gì để thay đổi hình ảnh người phụ nữ lấy chồng xa xứ? 

>>> Đọc thêm: Cộng Đồng Người Việt Tại Đài Loan

 

Lấy chồng xứ Đài, những cô dâu Việt đã và đang làm gì để thay đổi hình ảnh người phụ nữ lấy chồng xa xứ? 

Vượt qua định kiến: Việt Nam là “nước lạc hậu”, phụ nữ nước ngoài lấy chồng Đài Loan chỉ vì tiền. Phụ nữ Việt tại Đài Loan đã và đang từng bước khẳng định vị trí của mình trong gia đình và xã hội. Họ vượt qua sự cô đơn, bỡ ngỡ, rào cản ngôn ngữ, văn hóa, tập tục, luôn cố gắng khẳng định mình khi làm dâu xứ người. Giờ đây, nhiều nàng dâu Việt đã thành người nổi tiếng, là doanh nhân thành đạt, giáo viên,… có chỗ đứng vững chắc tại Đài Loan.

Những cô gái Việt làm dâu xứ Đài có muôn vàn kiểu: người được mai mối, người sang Đài Loan học tập, kinh doanh, xuất khẩu lao động gặp và cưới chồng Đài Loan. 

Có thể nói, những ngày đầu mới sang Đài Loan, các cô gặp vô vàn khó khăn khi không biết tiếng bản địa lại phải chịu mọi sự thay đổi trong môi trường văn hóa mới, chỉ việc nhà thôi cũng đã khiến các cô vô cùng vất vả. Thế nhưng, đã có những cô gái Việt đầy nghị lực, nổi tiếng tại xứ Đài

Nguyễn Thúy Hằng (Sinh năm 1984, quê Đồng Tháp) do một người chị hàng xóm mai mối, 18 tuổi cô xuất ngoại lấy người chồng làm thợ sơn tại Đài Loan. Ngôn ngữ bất đồng, khẩu vị ăn uống khác Việt Nam khiến cuộc sống cô khá vất vả. Hằng luôn phải cố gắng uốn mình “nhập gia tùy tục”. Hằng cho rằng, cứ thật thà, chịu thương chịu khó sẽ được chồng và mẹ chồng yêu quý, dù ở Việt Nam hay Đài Loan. Muốn hòa đồng với cuộc sống gia đình, xã hội, Hằng quyết tâm học tiếng Đài qua việc đi học thêm, nghe tivi và tối tranh thủ hỏi chồng. 

>>> Đọc thêm: Chuyện Tình Tưởng Giới Thạch Và Tống Mỹ Linh

 

Bộ phim “Tân nương giá đáo” mà Hằng tham gia được đón nhận tại Đài Loan và đề cử nhận giải “Giải chuông vàng 2017”

Từ một nhân viên bán mỹ phẩm, cô được cất nhắc lên vị trí quản lý và được thưởng cả ô tô. Cơ duyên đưa Hằng tới điện ảnh khá tình cờ. Trong một lần giới thiệu sản phẩm, cô lọt vào mắt xanh của đạo diễn tài ba của xứ Đài - Lương Thiếu Thân. Bộ phim “Tân nương giá đáo” mà cô tham gia được đón nhận tại Đài Loan, và cô được đề cử một trong năm diễn viên nhận giải “Giải chuông vàng 2017”. Thúy Hằng tiếp tục tham gia đóng vài bộ phim khác, đóng MV, quảng cáo và làm MC cho các chương trình, sự kiện. 
 

Thúy Hằng (áo hồng) tại Giải chuông vàng 2017 
 
Ôn Cẩm Nghi (Sinh năm 1971), sinh ra trong gia đình nghèo, đông anh em ở quận 5, TP.HCM. Năm 18 tuổi, chị xin gia đình vay một số tiền, làm thủ tục đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan. Ngày đi làm công xưởng điện tử, tối chị tự học tiếng Đài qua sách Việt - Đài. 

Ba năm sau, chị gặp và cưới anh Trần Thế Dương (Sinh năm 1969, người Đài Loan, làm đầu bếp ở một nhà hàng). Cuộc sống khó khăn khiến hai vợ chồng nung nấu ý tưởng làm giàu. Một lần được sang Nhật chơi, thấy loại bánh Mochi bán rất đắt hàng, anh chị về Đài Loan đầu tư máy móc, tự làm bánh và đi chào hàng ở khắp nơi nhưng không ai dám nhận, thất bại, anh chị phải vay mượn khắp nơi.

Nhiều người khuyên anh chị bỏ nghề, nhưng với bản tính phụ nữ Việt Nam chịu đựng gian khó, chị Nghi không nản và khuyên chồng cùng cố gắng. Sau khi tham khảo ý kiến khách hàng, anh chị nhận ra khẩu vị người Đài khác người Nhật. Một thời gian dài kiên nhẫn, 6 tháng sau, món bánh của anh chị bắt đầu được một số cửa hàng, siêu thị đặt mua. 

 

Vợ chồng chị Ôn Cẩm Nghi - chủ thương hiệu bánh mochi nổi tiếng khắp Đài Loan

Sau 21 năm chinh phục thị trường, đến nay thương hiệu bánh mochi của vợ chồng chị Nghi nổi tiếng khắp Đài Loan. Bánh của chị đạt rất nhiều giải thưởng lớn ở xứ Đài và châu Á. Từ vị trí là công nhân xứ người, chị trở thành một doanh nhân thành đạt. Đi lên từ bàn tay trắng, chị rất thương những người nghèo khó. Chị tạo việc làm cho 380 lao động, trong đó có gần 100 người Việt Nam.

>>> Đọc thêm:  7 Nét Đẹp Văn Hóa Độc Đáo Tại Đài Loan

 

Từ vị trí là công nhân xứ người, chị Ôn Cẩm Nghi đã trở thành một doanh nhân thành đạt

Tiếp đến là cô giáo Tu Di Hoa sang Đài Loan theo chồng. Bốn năm trở lại đây cô làm giáo viên dạy tiếng Việt tại trường Tiểu học Tích Đức thuộc Tân Đài Bắc. Đây là 1 trong 9 trường lớn nhất ở Tân Bắc mở Trung tâm ngôn ngữ Đông Nam Á. Đây cũng là ngôi trường học sinh có mẹ là người Việt Nam đông thứ 2 với 190 học sinh. 
 

Cô giáo Tu Di Hoa dạy tiếng Việt tại trường Tiểu học Tích Đức - ngôi trường học sinh có mẹ là người Việt đông thứ 2 tại Đài Loan
 
Do nhu cầu học tiếng Việt của học sinh người Việt tại Đài Loan ngày càng gia tăng nên sau khi được Cục Giáo dục thành phố Đài Bắc tuyển dụng và đào tạo kỹ năng sư phạm khoảng 1 năm, sau đó đi thực tập và hiện tại cô Hoa trở thành giáo viên dạy tiếng Việt của Trung tâm. Mỗi tuần cô dạy 2 buổi theo nhu cầu học của các em. Để soạn bài giảng cho học sinh, cô Hoa đã tham khảo các sách giáo khoa dạy tiếng Việt của Việt Nam sau đó lựa chọn từng bài cho phù hợp với học sinh để dạy. Đồng thời, kết hợp với giáo trình dạy tiếng Việt của Đài Loan và tự soạn bài giảng cho học sinh.
 

Cô Hoa đã tham khảo các sách giáo khoa dạy tiếng Việt của Việt Nam để dạy các em học sinh tại Đài Loan

Bên cạnh đó, lấy chồng sang Đài Loan đến nay được 14 năm, chị Tô Hồng Tươi, quê tại Cà Mau hiện cũng đã đi dạy tiếng Việt được 4 năm tại trường Tiểu học Nhân Đức - Đài Nam. Chồng chị là chủ một xưởng sửa xe ô tô. Khi mới qua đây làm dâu, chị chỉ ở nhà chăm sóc gia đình chồng và nuôi con. Rất may, chị gặp được người chồng chăm chỉ, yêu chiều vợ. Luôn ủng hộ những công việc mà vợ làm. Do đó, chị tham gia được nhiều công việc xã hội, có thời gian học tập nâng cao kiến thức. 

>>> Đọc thêm: Bảo Tàng Cố Cung Quốc Gia - Nhơi Lưu Giữ Tinh Hoa Lịch Sử 

Chị Tươi cùng trải qua phương pháp đào tạo giáo viên như cô giáo Hoa sau đó mới được Cục Giáo dục địa phương cấp chứng chỉ để trở thành giáo viên. Để những bài giảng tiếng Việt thêm sinh động và dễ hiểu cho học sinh Việt và cả học sinh người Đài, ngoài giáo trình giảng dạy, chị đã lên mạng tìm hiểu thêm về phương pháp dạy học tiếng Việt, và đưa các văn hóa Việt Nam vào bài giảng cho sinh động. Hiện nay, chị Tươi là giáo viên ẩm thực và thông dịch viên tiếng Việt, đồng thời theo học Đại học chuyên ngành giáo dục mầm non để chuẩn hóa kiến thức. Cuộc sống của chị rất hạnh phúc và đang chào đón đứa con thứ 3.

Và còn nhiều, nhiều hơn nữa những cô dâu Việt xứ Đài có hạnh phúc viên mãn. Họ cùng lập nên một cộng đồng cô dâu người Việt mang tên: “Hội cô dâu Việt Nam” để giúp đỡ những cô dâu Việt có hoàn cảnh khó khăn.

 

Những cô dâu Việt đã và đang động viên, hỗ trợ nhau sống hòa nhập và khẳng định bản thân tại xứ Đài

Vượt lên tất cả, các cô dâu Việt đang nỗ lực vượt qua những khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ, phong tục tập quán để khẳng định bản thân và xây dựng hạnh phúc. Ở nơi đất khách, nhiều cô dâu Việt đã xích lại gần nhau, động viên, hỗ trợ nhau trong đời sống hòa nhập… Cho đến nay, mới chỉ các cô dâu Việt được khuyến khích phải học văn hoá Đài Loan, ngôn ngữ Đài Loan và ngày càng thay đổi hình ảnh những cô dâu Việt lấy chồng xa xứ

Xem thêm:
Điều Kiện Và Thủ Tục Xin Visa Đài Loan
Kinh Nghiệm Du Lịch Đài Loan
Kinh Nghiệm Họp Đoàn Chuẩn Bị Trước Khi Đi Đài Loan
Những Địa Điểm Ngắm Hoa Anh Đào Đẹp Nhất Đài Loan
Ngọt Ngào Hương Vị Bánh Dứa Đài Loan


 
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Visa du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger