VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

VÌ SAO ĐÀI LOAN GIÀU CÓ?

Nền kinh tế Đài Loan là nền kinh tế lớn thứ 7 ở châu Á, cùng với SingaporeHàn Quốc và Hồng Kông, Đài Loan được biết đến là một trong “Bốn con Rồng châu Á”. Vậy thì vì đâu: Đài Loan từ một nước nhận viện trợ của Hoa Kỳ vào những năm 1950 đã trở thành một nước giàu có, là tài trợ viên và một nhà đầu tư lớn?
 
>>> Đọc thêm: 7 Nét Đẹp Văn Hóa Đôc Đáo Tại Đài Loan

 


Nền kinh tế Đài Loan là nền kinh tế lớn thứ 7 ở châu Á và là một trong bốn con Rồng Châu Á


Có thể nói, Đài Loan đã thực hiện công nghiệp hóa bằng cách cải cách ruộng đất, một bước quan trọng trong việc hiện đại hóa nền kinh tế, vì nó tạo ra một tầng lớp chủ đất có vốn đầu tư cho những nỗ lực kinh tế trong tương lai. Cuộc cải cách ruộng đất được thực hiện trong bốn bước liên tục nhau. 

Đầu tiên, năm 1946, chính quyền đem những khoảnh đất công của nhà nước cho dân cày thuê với lợi tức là 25% sản lượng vụ mùa trong năm. Kế tiếp, vào năm 1949, nhà nước quy định rằng các khoảnh đất của địa chủ cho dân cày thuê chỉ được phép lấy tối đa lợi tức là 37,5% tổng thu hoạch một năm. Nhờ được khoán sản phẩm như vậy mà nông dân đầu tư công cụ sản xuất, gia tăng vụ mùa, chỉ trong bốn năm từ cuộc chuyển đổi bắt đầu từ năm 1949, tổng sản lượng gạo của Đài Loan đã tăng gần gấp rưỡi. Thu nhập của nông dân trung bình cũng tăng lên 23% trong cùng thời kỳ và trẻ em đi học nhiều hơn. 

Ngược lại, Đài Loan đã thu tô từ đất giảm dẫn đến giá đất giảm, giới địa chủ bắt đầu bán đất và đem tiền đầu tư vào các doanh nghiệp khác nhau. Sau đó, từ năm 1951 cho đến năm 1975, chính quyền Quốc Dân Đảng tiến hành bán đất công cho dân cày nghèo và cho phép họ trả góp trong 10 năm. 

 


Đài Loan cho dân cày nghèo, bán đất và cho phép dân trả góp trong 10 năm


Trong chiến dịch này, chính quyền Đài Loan chuyển một nửa diện tích đất canh tác được của toàn Đài Loan cho những tá điền nghèo, không đất. Cuối cùng, năm 1953, đạo luật Đất cho dân cày đã giới hạn số đất, với một chất lượng trung bình, mà một địa chủ được quyền có là 2,9 hecta. Phần đất còn lại địa chủ buộc phải bán cho chính phủ và chính phủ sau đó bán lại cho dân cày. Song, chính phủ trả cho địa chủ tiền mua đất thông qua trái phiếu và cổ phiếu. Việc dùng trái phiếu hàng hoá, thay vì trái phiếu tiền giấy, đã giúp ngăn chặn được sự mất giá của trái phiếu và củng cố niềm tin của nhân dân. Trả bằng cổ phiếu và trái phiếu hàng hoá không tạo ra lạm phát mà còn ngay lập tức biến các địa chủ trở thành những nhà đầu tư công nghiệp mới.

>>> Đọc thêm: Những Món Ăn Không Thể Bỏ Lỡ Trong Hành Trình Khám Phá Đài Loan 

Bên cạnh đó, có thể thấy những hỗ trợ của Mỹ cũng quan trọng để ổn định sau chiến tranh Đài Loan, và nó chiếm hơn 30% đầu tư trong nước từ năm 1951 đến năm 1962. Những yếu tố này, cùng với kế hoạch của chính phủ, giáo dục phổ thông đã mang lại những tiến bộ lớn trong công nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế theo hướng công nghiệp. 

 


Nền kinh tế Đài Loan chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế theo hướng công nghiệp 


Năm 1970, Mỹ đã được cắt giảm viện trợ nhưng điều đó đã đẩy nhanh sự thay đổi của đất nước, hàng trăm doanh nghiệp nhỏ mọc lên, sản xuất mọi thứ từ TV cho tới búp bê Barbie, đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế dựa trên xuất khẩu. Lĩnh vực điện tử cũng bắt đầu được phát triển. 

Đến những năm 1980, nền kinh tế ngày càng mở cửa và chính phủ đã chuyển sang tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước. Đài Loan đã bước lên ngưỡng cao hơn trong chuỗi giá trị, sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử, dẫn đầu là những công ty máy tính và con chip như Acer hay Taiwan Semiconductor Manufacturing. Khi Trung Quốc đại lục mở cửa nền kinh tế, nhiều công ty Đài Loan đã chuyển sản xuất qua eo biển Đài Loan để tranh thủ sự phát triển công nghiệp bùng nổ ở đại lục. 

 


Đài Loan còn sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử


Trong đó, lĩnh vực dịch vụ trở thành ngành lớn nhất, vượt qua cả công nghiệp và trở thành một nguồn chính của tăng trưởng kinh tế. Do được các lớp của Trái Đất vận động không ngừng giúp Đài Loan có một nguồn tài nguyên thiên nhiên độc đáo với những cảnh quan phong phú của đồi núi cao, những gò đồi và những bình nguyên, bờ biển…

Cùng với đó, nhờ có đường chí tuyến Bắc đi qua miền Trung của Đài Loan khiến nơi này có hệ sinh thái tự nhiên đa dạng của nhiệt đới, ôn đới và nhiệt đới á, trong đó có các loại nguyên sinh quý hiếm chiếm một tỷ lệ rất cao nhờ đó mà Đài Loan đã trở thành một địa danh bảo tồn sinh thái trên thế giới, thu hút nhiều khách du lịch tới thăm quan hàng năm. 

>>> Đọc thêm: Tour du lịch Đài Loan hấp dẫn

 


Đài Loan nhờ hệ sinh thái tự nhiên đa dạng thu hút nhiều khách du lịch tới thăm quan hàng năm


Một lý do thú vị nữa có lẽ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển ở Đài Loan, đó là: con người. Sự thân thiện giữa người với người trong đối nhân xử thế nên từng phút từng giây ở mảnh đất này đều khiến bạn cảm thấy mình được tôn trọng. Người dân Đài Loan có một lối sống không phô trương mà còn khá khép kín. Họ học được tầm quan trọng của sự khiêm tốn từ người Nhật, đồng thời tôn trọng đức tính khiêm tốn truyền thống của người Trung Quốc. Đài Loan cũng là quốc gia nằm trong top sạch nhất Châu Á, ngoài Singapore, Nhật BảnHàn Quốc

Ngoài ra, không khí ở đây rất trong lành, mát mẻ, trên mặt đất không có lấy một chiếc túi nilon hay cọng rác nào. Ý thức bảo vệ môi trường ở Đài Loan rất cao, họ dùng đồ thủy tinh để đựng nước uống, không dùng chai nhựa một lần. Rác thải ở đây được phân loại rất kỹ và phần lớn được tái chế. 

 


Người dân Đài Loan có một lối sống không phô trương, thân thiện, mến khách


Bên cạnh việc đang là 1 trong Bốn con Rồng kinh tế ở Châu Á thì vào năm 2016, Đài Loan được công nhận là nơi đáng sống nhất dành cho người nước ngoài theo một khảo sát quy mô lớn của InterNations Expat Insider với hơn 14.000 ứng viên đến từ 191 quốc gia. Với kết quả này Đài Loan đã vượt qua cả Mỹ, Úc, Hong Kong để vươn lên vị trí dẫn đầu về môi trường sống.
 


Ý thức bảo vệ môi trường của người dân Đài Loan rất cao


Đài Loan được công nhận là nơi đáng sống nhất


Những năm gần đây, Đài Loan đã bắt tay vào các chính sách mới để đảm bảo cho đà phát triển nền kinh tế, bao gồm “Chính sách Hướng Nam Mới” tập trung vào việc tăng cường hợp tác kinh doanh và trao đổi thương mại giữa Đài Loan và 18 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương. Đó là một sáng kiến đầy tham vọng để kích thích phát triển nền kinh tế của Đài Loan khác là kế hoạch phát triển Thung lũng Silicon ở châu Á, nhằm mục đích thúc đẩy sự đổi mới, nghiên cứu và phát triển các thiết bị và ứng dụng Internet. Bên cạnh đó là để nâng cấp hệ sinh thái, khởi nghiệp và kinh doanh của nơi này.
 


“Chính sách Hướng Nam Mới” tập trung vào việc tăng cường hợp tác kinh doanh và trao đổi thương mại 


Với những yếu tố thiên tạo và nhân tạo, Đài Loan đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên thế giới. Trong tương lai, nơi này không những được biết đến bởi vẻ đẹp thiên nhiên mà còn với nền kinh tế phát triển vào hàng bậc nhất ở khu vực châu Á, tiếp tục là một quốc gia giàu có, cường thịnh trong khu vực và trên thế giới.

Xem thêm: 
Điều Kiện Và Thủ Tục Xin Visa Đài Loan
Du Lịch Đài Loan Mua Gì Về Làm Quà?
Kinh Nghiệm Du Lịch Đài Loan
Những Cô Dâu Việt Tại Đài Loan Đã Thay Đổi Như Thế Nào Về Quan Niệm Lấy Chồng Xa Xứ? 
Cộng Đồng Người Việt Tại Đài Loan

Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Visa du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger