VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

BỨC TRANH THỦY MẶC NƠI TÂY HỒ HÀNG CHÂU

Tây Hồ ở Hàng Châu, là một hồ nước ngọt nằm về phía tây thành phố, thuộc tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc. Tên gọi "Tây Hồ" cũng được sử dụng cho một số hồ khác ở Trung Quốc và các nước láng giềng khác như Nhật Bản, Việt Nam.
 

Tây Hồ nổi tiếng ở Hàng Châu, là một hồ nước ngọt nằm về phía tây thành phố, thuộc tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc

>>> Đọc thêm: Những Cây Cầu Tình Yêu Nổi Tiếng Ở Tây Hồ - Hàng Châu

Trung Quốc, Có 800 hồ với tên gọi Tây Hồ với ý nghĩa “hồ nước ở phía Tây” (theo Lonely Planet thống kê).  Tuy nhiên, Tây Hồ ở Hàng Châu nổi tiếng nhất thế giới, được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới năm 2011. 

Vẻ đẹp của Tây Hồ luôn luôn huyền ảo không chỉ trong thơ ca.Nhìn trực tiếp, hồ lung linh kỳ ảo hơn trên hình ảnh rất nhiều, mặt hồ xanh biếc, phẳng lặng, được bao phủ trong tầng sương mù miên man, cảnh sắc quả đúng như lời người xưa truyền tụng: nhất núi, nhị đê, tam đảo, ngũ hồ, tất cả tạo nên sự mê hoặc níu chân du khách, đến một lần không nỡ rời đi. 

Tây Hồ (Hàng Châu) còn nổi tiếng với Tam Đàm ấn nguyệt vào thời nhà Đường. Bạch Cư Dị - nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng đã tới Hàng Châu làm thứ sử, ông cho đắp lại con đê quanh Tây Hồ để phòng chống nguy cơ hạn hán vào mùa khô vào năm  821 và 826. Nhà thơ cũng cảm khái cảnh tình trong những giai điệu miêu tả phong cảnh Tây Hồ trác tuyệt qua bài thơ Đường luật “Hàng Châu xuân vọng”:

“Vọng hải lâu minh chiếu thự hà
Hộ giang đê bạch đạm bình sa
Đào thanh dạ nhập Ngũ Viên Miếu
Liễu sắc xuân tàng Tô Tiểu gia
...”

Tạm dịch:
“Ráng sớm chiếu sáng lầu vọng hải
Đê sông trắng tràn cát bãi xa
Sóng đêm rải tiếng Ngũ Viên miếu
Sắc xuân liễu ẩn thềm Tiểu Tô
...”
 

Người ta còn nói nơi đây là nhất núi, nhị đê, tam đảo, ngũ hồ, tất cả tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách

Tây Hồ tồn tại đến ngày nay nhờ các kế hoạch để thay đổi cảnh quan quanh hồ đến việc trồng đào và liễu dọc con đê... Tây Hồ theo hướng Bắc - Nam dài nhất 3,3 km còn theo hướng Đông - Tây rộng nhất 2,8 km. Diện tích của khu vực hồ khoảng 6,3 km2.
 

"Tô đê xuân hiểu" là một trong những cảnh đẹp của Tây Hồ

Hồ được chia ra 3 phần bởi ba con đê ngăn là đê Tô, đê Bạch và đê Dương Công. Có 6 chiếc cầu dọc theo chiều dài 2,6 km của đê Tô. "Tô đê xuân hiểu" là một trong những cảnh đẹp của Tây Hồ. Kể từ thời cổ đại, hồ cũng có thể chia thành 5 hồ nhỏ gọi là Ngoại Tây Hồ, Lý Tây Hồ, Hậu Tây Hồ, Tiểu Nam Hồ và Nhạc Hồ. 

>>> Đọc thêm: Những Địa Danh Đẹp Nhất Trung Quốc

Mười cảnh đẹp của Tây Hồ (西湖十景 - Tây Hồ thập cảnh):

+ Liễu lãng văn oanh: Tiếng chim oanh hót trong bụi liễu

+ Tô đê xuân hiểu: Buổi sớm mùa xuân trên đường đê Tô

+ Hoa cảng quan ngư: Ngắm cá bên rẻo sông vắng

+ Nam Bình vãn chung: Chuông chiều hoàng hôn núi Nam Bình

+ Lôi Phong tịch chiếu: Tháp Lôi Phong trong ánh chiều tà


 

Tháp Lôi Phong trong ánh chiều tà

+ Bình hồ thu nguyệt: Trăng mùa thu soi bóng trên mặt hồ phẳng lặng

+ Khúc viện phong hà: Thưởng hương sen trên thủy đình

+ Song phong sáp vân: Núi đôi cài mây

+ Đoạn kiều tàn tuyết: Tuyết đông sót lại trên cầu Đoạn

+ Tam đàm ấn nguyệt: Ba đầm nước in bóng ánh trăng

Mỗi phong cảnh này đều được đánh dấu bằng một cái bia với tên gọi được chính hoàng đế Càn Long nhà Thanh viết theo kiểu thư pháp xưa. Mỗi phong cảnh ứng với sự luân chuyển của thời gian trong ngày và bốn mùa trong năm, khắc họa vẻ đẹp đậm chất thơ và gắn liền với nhiều truyền thuyết tình yêu nổi tiếng như mối tình Hứa Tiên - Bạch Xà , Phạm Lãi - Tây Thi hay mối tình Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài. 

 

Mỗi phong cảnh ứng với sự luân chuyển của thời gian trong ngày và bốn mùa trong năm

Mười cảnh đẹp của Tây Hồ sống động khác biệt về bốn mùa trong năm, vào các thời điểm trong ngày. Vào xuân, vẻ đẹp Tây Hồ được thể hiện rất xúc động lòng người. Cảm xúc dâng trào trước cảnh sắc nơi đây không chỉ khiến Bạch Cư Dị ngẩn ngơ mà còn hút hồn biết bao thi nhân nổi tiếng của Trung Quốc như: Tô Đông Pha, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Lạc Tân Vương, Mạnh Hạo Nhiên,...

Nắng xuân óng ánh trên hàng liễu xanh rờn chạy dài theo những bụi hoa khoe sắc rực rỡ của anh đào, ngọc lan, tử vi, hồng quế và những bụi quất hoang bên bờ đê. Tản bộ trên bờ đê khung cảnh mùa xuân đào tía liễu xanh, người ta cứ ngỡ mình đang được quay trở về hơn hai ngàn năm trước, ngắm nhìn nàng Tây Thi vừa thức giấc, đang đắm mình trong làn nước buổi sớm, rẽ nước đùa vui giữa những cnhành liễu mơn mởn, thướt tha đu đưa  trong làn gió mới, những cánh chim chao lượn cùng tiếng hót trong trẻo đem lại sự xốn xang trong cõi lòng người

 

Trong khung cảnh mùa xuân đào tía liễu xanh, tản bộ trên bờ đê người ta cứ ngỡ rằng mình đang được chứng kiến nàng Tây Thi thức tỉnh
 
>>> Đọc thêm: 10 Chốn Kinh Đô Xưa Ở Trung Hoa 

Mùa hè trong ánh nắng chói chang, vẻ đẹp Tây Hồ càng lung linh, kì ảo, từng mái ngói, tay vịn cầu, bờ tường đá trở nên rực rỡ sáng ngời như cõi Lưu Ly. Khách thường tránh nắng, tìm thư giãn bằng cách dạo bước lên Khúc Viện, một kiểu thủy đình có cầu nối (gần giống Chùa Cầu ở Hội An). Khúc Viện được xây cất xinh xắn, hoa văn tinh xảo, nằm ở phía Tây Bắc của Hồ Tây, tiếp đó là Tô Đê phía Đông Nam, đây là một công viên ven hồ có diện tích lớn nhất chủ yếu để ngắm đầm sen vào mùa hè, đứng trước hồ ta như đê mê say đắm trước phong cảnh hữu tình của nơi đây:
 

 
“Ngàn dặm Trường Sa khách tới đây
Trường An nhà cũ khuất trời tây
Tháng Năm tiếng sáo trên Lầu Hạ
Vọng xuống thành sông khúc Lạc Mai”
(Tiểu Vũ Vi dịch) 


Công viên ven hồ có diện tích lớn nhất chủ yếu để ngắm đầm sen vào mùa hè

Cảnh chiều mùa thu, hoàng hôn buông rèm phủ xuống Tây Hồ là điều bao người ước ao một lần được ngắm trong đời. Dải lụa vàng óng ả từ ánh trăng kéo dài trên mặt hồ đen thẫm xa vắng khiến lòng người chợt tĩnh lặng, nghe tiếng mái chèo khua sóng, khuấy đảo ánh vàng tan hợp, đưa thuyền vào chốn nguyệt cầu.

Mùa đông tuyết phủ kín,hững mái ngói xám xịt dưới bầu trời trắng xóa, cảm tưởng cả Tây Hồ biến thành cõi thiên đình tràn mây, chùa miếu mờ ảo tựa điện Linh Tiêu. Khách lên một góc Khúc Viên hay mái gác tửu lâu nào đó, tìm một bình rượu nóng và vài lát cá chép bạc nướng ớt, chầm chậm nhấm cá, rót rượu bốc khói ra ly và để từng ngụm, từng ngụm ấm nóng tràn vào lòng giữa cái lạnh tê tái mùa đông, mới cảm được đầy đủ cái thú đầy thơ hứng mà bao nhà thơ xưa sẵn sàng đánh đổi tất cả công danh sự nghiệp.

 

Ngắm tuyết phủ nhưng vẫn ấm lòng khi dạo bước trên những cây cầu

Không chỉ có cái đẹp lãng mạn, thơ mộng, Tây Hồ - Hàng Châu còn cái đẹp của sự hào hùng, khí tiết khi là nơi an nghỉ của hai nhân vật từng là biểu tượng cho lòng trung thành: danh tướng chống quân Kim - Nhạc Phi và biểu tượng cho sức mạnh nghĩa hiệp, ngạo nghễ của tuổi trẻ: anh hùng Lương Sơn Bạc đả hổ - Võ Tòng.

Tây Hồ vang danh với trà Long Tĩnh. Một loại danh trà được bầu chọn là Trung Hoa đệ nhất trà. Theo cuộc khảo sát của các Trà gia - các nhà nghiên cứu về trà năm 1996, để bình chọn tứ đại danh trà thì Long Tĩnh đứng hàng đầu (ba vị trí còn lại: Ô Long, Thiết Quan Âm, Bích Loa Xuân)

Nói đến trà Long Tĩnh thì không thể bỏ qua món đặc sản hàng đầu “tép lưu ly” của Tây Hồ tam bạc (cá chép bạc, cá rồng bạc, tép bạc). Tép sống bóc vỏ, hấp cách thủy với trà Long Tĩnh và dọn ra chấm nước tương. Tép tươi, giòn ngọt, thịt trong suốt như thủy tinh nên còn nhiều nơi còn gọi là “tôm pha lê”.

 

Tây Hồ đã gắn liền sự lãng mạn

Tour du lịch thưởng ngoạn cảnh sắc Tây Hồ - Hàng Châu sẽ giúp du khách cảm nhận được bức tranh thủy mặc do thiên nhiên tô vẽ, xứng đáng khi được cho là hóa thân của Tây Thi, một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa cổ đại còn bao điều thú vị ở điện Linh Tiêu nơi nhân gian này? Phải chăng, vì thế mà nhà thơ Tế Hanh đã phải xúc động thốt lên: 
 
“Anh đã đến những nơi lịch sử
Đường Tô Đông Pha làm phú
Đường Bạch Cư Dị đề thơ
Hồn người xưa vương vấn tự bao giờ
Còn thao thức trên cành đào ngọn liễu”
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Xem thêm

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger