09/04/2019 | Views: 3492
Tôi đã đi du lịch nhiều nước, tiếp xúc với người dân bản xứ những nước đi qua khá nhiều. Tôi cũng tìm hiểu về văn hóa, kiến trúc, âm nhạc…nơi tôi sẽ đến và đã đi qua. Nhưng khi đặt chân đến Ai Cập, tôi bất ngờ về lòng hiếu khách, thân thiện, cởi mở của người dân bản xứ nơi đây và những công trình đền thờ kiến trúc độc đáo, những kim tự tháp kỳ vĩ, trường tồn – độc nhất vô nhị trên thế giới.
Ai đã từng tự hào đi khắp thế gian, ai đã từng tự hào chinh phục khắp thế giới, nếu chưa du lịch Ai Cập, theo tôi, người đó còn thiếu trong bộ sưu tập du lịch của mình. Tôi vừa từ Ai Cập trở về (tour 09/3/2019 - 19/3/2019 của công ty VYC Travel), tôi xin chia sẻ cảm xúc nho nhỏ của mình với những ai đam mê du lịch chưa đi, nhưng sẽ đi và nên đi Ai Cập trong thời gian tới.
An ninh ở Ai Cập hiện giờ rất tốt. Hàng ngàn du khách nước ngoài đến Ai Cập mỗi ngày. Tại các điểm du lịch mọi người tranh nhau chụp hình, không khí náo nhiệt.
AI CẬP ƠI! TÔI NHỚ AI CẬP QUÁ.
Trải qua hơn 15 giờ bay mệt mỏi (kể cả quá cảnh), đoàn chúng tôi có mặt ở sân bay Cairo. Đón đoàn là anh nhân viên công ty bên đối tác. “ Xin chào đoàn Việt Nam dũng cảm! Các bạn là đoàn đầu tiên mở hàng du lịch Ai Cập năm 2019 của Việt Nam”. Nghe thấy đầu tiên là chúng tôi thích rồi. Người khám phá đầu tiên, người du lịch đầu tiên…ai chả thích.
Lên xe, anh hướng dẫn viên người bản xứ, tên Well giới thiệu sơ qua về Cairo. Xe của đoàn chúng tôi khởi hành, phía sau là xe cảnh sát nước bạn hộ tống. Trên đường từ sân bay về thành phố, tôi lẳng lặng ngắm nhìn 2 bên đường, toàn cát, thưa thớt mấy hàng cây xanh, nhà cửa lác đác. Vào đến thành phố, ngay lập tức tôi thấy “đặc sản Cairo: kẹt xe”. Hàng xe nối đuôi nhau, xe nhỏ, xe to, nhiều xe cũ kĩ từ thời Napoleon để lại, không thấy loại xe Lexus, Mercedes... Đặc biệt không thấy bóng dáng của xe đạp, xe máy. Nhà cửa thấp, nhỏ, màu xám, vàng nhạt của cát. Hơi thất vọng về Cairo so với thủ đô các nước mà tôi có dịp đã đi qua. Vừa bước vào sảnh khách sạn, anh tiếp tân hỏi tôi: China?, Japan?… tôi đáp ngay: Viet Nam.
Anh ta ôm chầm lấy tôi và giơ ngón tay cái: Viet Nam- Number One. Bao nhiêu mệt mỏi, thất vọng trong tôi tan biến hết bởi sự thân thiện, cởi mở của dân bản xứ. Anh ta giới thiệu ngay với tôi có vẻ rất tự hào: kia là dòng sông Nile huyền thoại, dài và đẹp nhất nhì thế giới. Chẳng nhẽ dòng sông Nile xanh ngắt, huyền thoại kia là thật sao? Dòng sông mà tôi chỉ được đọc và tưởng tượng qua tiểu thuyết, qua TV là đây ư?
Bình minh trên sông Nile
Chọn bàn gần cửa sổ, vừa ngắm nhìn dòng sông Nile xanh ngắt không chớp mắt vừa nhấm nháp quả chà là tươi ngọt, mát lịm. Tôi vẫn nghĩ đây là giấc mơ. “Đi thôi! đi thôi!’’, giọng lơ lớ tiếng Việt của Well vang lên. Chẳng một ai nhúc nhích. Ai cũng muốn nán lại thêm chút thời gian để ngắm nhìn dòng sông Nile cho thỏa thích. “đi thôi!, đi thôi!’’, cuối cùng cả đoàn đành phải đứng dậy đi theo Well.
Đến bảo tàng Ai Cập, chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Hàng trăm ngàn hiện vật, hàng trăm bức tượng cao đồ sộ có niên đại …. vài trăm năm, vài ngàn năm trước công nguyên vẫn còn nguyên vẹn. Ra về, mọi người không khỏi thán phục sự kì diệu của con người cổ xưa, từ các bức tượng, các cột đá, đến các xác ướp và tự hỏi liệu con người bây giờ có làm nổi hay không?
Bảo tàng Ai Cập
Hôm sau, chúng tôi đáp máy bay đến Aswan để lên du thuyền với lịch trình 3 ngày trên con sông Nile huyền bí. Xuôi dòng sông Nile, đoàn chúng tôi đến thăm đập thủy điện Aswan, các đền thờ kỳ vĩ nhất Ai Cập cổ đại.
Đền Edfu: Là nơi thờ thần Horus, được xây dựng từ năm 237TCN và phải mất 2 thế kỷ để hoàn thành. Ngôi đền nay mang một số nét kiến trúc Hi Lạp cổ đại và là đền thờ được bảo quản tốt nhất ở Ai Cập cho đến nay.
Đền Edfu
Đền Kom ombo: Nằm trên một đụn cát cao gần sông Nile. Công trình này gồm hai đền thờ nhỏ giống hệt nhau về cấu trúc và nội thất.
Đền Kom ombo
Ngôi đền có kiến trúc Hy Lạp - La Mã cổ đại có niên đại khoảng 180 năm TCN. Đền được xây dựng bởi triều đại nhà Ptolemaic và hoàn thành vào thế kỉ thứ III triều đại người Hy Lạp cai trị Ai Cập. Do vậy, các nét kiến trúc bên trong đền mang phong cách của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Đây là ngôi đền duy nhất thờ hai vị thần quan trọng của người Ai Cập – thần cá sấu Sobek và thần chim ưng Horus.
Đền Luxor: Được xây dựng vào năm 1400 TCN trên bờ Đông của sông Nile để thờ ba vị thần quan trọng của Ai Cập cổ đại là Amun, Mut và Chons, đồng thời cũng là nơi tổ chức lễ hội Opet - lễ hội quan trọng nhất của thành Thebes.
Đền Luxor
Đền Karnak: Được coi là ngôi đền kỳ vĩ nhất trong số các đền thờ của người Ai Cập cổ đại. Đây là một quần thể gồm ba đền thờ chính và một số đền thờ nhỏ hơn được xây dựng ở phía Bắc của Luxor trong khoảng 1.000 năm. Công trình nổi tiếng nhất của ngôi đền này là sảnh Hypostyle, với 134 cột đá trên diện tích 5.000m2.
Đến đâu chúng tôi cũng thẫn thờ, ngây ngất với những kiến trúc độc đáo, kiến trúc Hy Lạp - La Mã cổ đại. Chạy hết góc này đến góc khác, tôi bấm máy ảnh liên tục không biết mệt mỏi, chỉ đến khi nào tiếng gọi quen thuộc của Well vang lên “đi thôi! đi thôi!”, tôi mới lại rảo bước theo đoàn.
Đền Karnak
Ngày tiếp theo, chúng tôi lại được trải nghiệm với thiên nhiên. Ngắm đại dương qua tàu kính ngầm và lặn ở Biển Đỏ. Có lẽ lặn (Snorkeling) để lại cảm giác tuyệt vời nhất cho mọi người. Đeo mặt nạ, ngậm ống thở, nhảy ùm xuống biển. Úp mặt xuống nước, thế giới đại dương hiện ra trước mắt tôi, từng đàn cá muôn màu sắc tung tăng bơi lội, nô đùa bên rặn san hô lượn lờ, nhảy múa óng ánh dưới ánh mặt trời. Lung linh, huyền ảo. Đang sống nhưng giây phút ngây ngất, Weel thông báo hết giờ, mọi người tiếc nuối những giây phút thần tiên chẳng biết khi nào có được.
Trên tàu lặn giữa Biển Đỏ
Ăn cơm trưa xong, đoàn lên đường khám phá sa mạc Sahara. Lên xe ôtô 6 chỗ, 2 hàng ghế băng, thắt dây an toàn. Tôi biết ngay sẽ vất vả đây. Đúng như dự đoán, qua khỏi đường nhựa, chạy vào sa mạc, chiếc xe nhảy chồm chồm, vặn phải, vặn trái, lắc lư…. Mọi người vẫn nói chuyện rôm rả.
Sau một hồi mát xa toàn thân, chiếc xe dừng lại giữa sa mạc. Cả đoàn bước xuống xe, dù mệt nhưng ai cười nói vui vẻ, ai cũng cảm thấy sung sướng, tự hào vì được đặt chân tại đây - sa mạc Sahara(diện tích hơn 9 triệu km2, tuổi thọ gần 2,5 triệu năm tuổi). Cả đoàn đi khám phá, những ngọn đồi cát, cưỡi lạc đà, đi xe tự chế, chụp ảnh hoàng hôn sa mạc huyền ảo… Đến khi ra về, ai cũng buồn thiu, thời gian ơi xin dừng lại!
Trải nghiệm lái xe tự chế trên sa mạc Sahara
Sau khi tham quan kênh đào Suez và thành phố Alexandria bên bờ biển Địa Trung Hải nước xanh màu ngọc bích, đến ngày cuối cùng, ngày quan trọng nhất với điểm nhấn của chương trình đó là tham quan Tượng nhân sư và quần thể Kim tự tháp Giza. Ai cũng háo hức, ai cũng hăm hở. Mọi người từ đêm trước đã chuẩn bị sạc pin cho máy ảnh, smarphone, thẻ nhớ dự trữ. Phụ nữ trong đoàn tíu tít khoe nhau những bộ áo dài đẹp nhất sẽ mặc để chụp ảnh với kỳ quan thế giới cổ đại, duy nhất còn tồn tại đến ngày hôm nay.
Một góc phòng đọc sách của thư viện Alexandria
Khi xe ôtô dừng bánh, vừa bước xuống xe, tôi choáng ngợp vì sự đồ sộ, vĩ đại của Kim tự tháp Kheops.
Tôi đến gần, sờ tay vào từng viên đá để xem có đúng là đá hay không? Có thật là con người tạo hay người ngoài hành tinh tạo ra nó?
Kim tự tháp Kheops
Tôi đi quanh quần thể Kim tự tháp, góc độ nào cũng đẹp, góc độ nào cũng hoành tráng và kỳ vĩ. Có lẽ đẹp nhất là chính diện Tượng nhân sư và quần thể các Kim tự tháp. Quả đúng như câu nói tự hào của người Ai Cập về sự hùng vĩ và trường tồn gần 5.000 năm của các Kim tự tháp ” Mọi thứ đều sợ thời gian, nhưng thời gian phải sợ Kim Tự Tháp”.
Tượng nhân sư và quần thể Kim tự tháp
Chẳng ai trong đoàn chúng tôi muốn rời Kim tự tháp dù ảnh chụp được gần hết bộ nhớ, thẻ nhớ. Biết bao giờ lại được đến đây.
Cuối buổi chiều, Well dẫn mọi người đi tham quan và giới thiệu các đặc sản, văn hóa của người Ai Cập.
Trên đường ra sân bay, mọi người khoe nhau chiến lợi phẩm đã thu hoạch được sau khi đi chợ, ai cũng vui vẻ vì có quà cho người thân. Đợi một lúc sau, khi mọi việc lắng xuống, Well điểm qua những nơi mà đoàn đã từng tham quan trong thời gian ở Ai Cập và Well nói lời chia tay với giọng ngẹn ngào. Có cô trong đoàn nói, hay chúng ta hát bài” Tạm biệt gấu Misa”. Cậu vợ tôi nói: "thôi đừng hát bài này" không cả xe chúng ta khóc đấy. Thế rồi, chúng tôi chia tay với Well, chia tay với Ai Cập yêu dấu.
Trong giấc ngủ chập chờn, bao nhiêu hình ảnh đẹp đẽ về Ai Cập như hiện ra : dòng sông Nile xanh biếc, các cây cột vĩ đại vươn lên bầu trời xanh cao vút ở đền Sobek, Kom Ombo, Karnak, Samạc Sahara huyền bí, Tượng nhân sư và quần thể Kim tự tháp Giza hoành tráng, những buổi chiều hoàng hôn Luxor huyền ảo…… “đi thôi! đi thôi!” tiếng vọng quen thuộc đâu đây của Well làm tôi chợt tỉnh giấc, vơ vội chiếc áo khoác mặc hàng ngày để chuẩn bị lên đường, bỗng nghe thấy tiếng loa vang lên ” Kính chào quý khách, xin quý khách thắt dây an toàn, máy bay chúng ta chuẩn bị hạ độ cao để hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất…”.
Không phải tiếng nói “đi thôi!, đi thôi!” của Well mà tiếng nói của cô tiếp viên máy bay. Tự nhiên, mắt tôi cay xè, cậu vợ bên cạnh vỗ vai ”cháu nhớ nhà khóc à!’’.
Không, tôi đang khóc vì nỗi nhớ Ai Cập da diết. Nhất định một ngày nào đó, tôi sẽ trở lại thăm mảnh đất này. Ai Cập ơi, tôi nhớ Ai Cập quá!
Xem thêm:
Hoàng Thị Loan
Tố Trinh
Mai Trương
Nguyễn Tăng Ngừng
Hoàng Thị Mai
Liên Hệ
67.900.000
Trong suốt nhiều thế kỷ qua, con người luôn tò mò và đặt ra nhiều câu hỏi về cách người Ai Cập cổ xưa xây dựng nên Kim Tự Tháp - Một kỹ thuật xây dựng thông minh được thiết kế từ hơn bốn thiên niên kỷ trước. Làm thế nào những người Ai Cập cổ đại có thể vận chuyển những khối đá cực nặng lên cao.
Lí giải nguyên nhân vì sao người Ai Cập cổ đại sùng bái loài mèo đến mức chịu đầu hàng trong chiến tranh Ba Tư - Ấn Độ. Có bao nhiêu xác ướp mèo đã được tìm thấy và một điều lạ lùng trong văn hóa để tang khi loài mèo chết.
Bí ẩn chờ đợi tại Thung lũng các vị vua Ai Cập, lời nguyền của Pharaoh Titakhamun và những điều kì bí khiến cả thế giới tò mò. Có gì bên trong thung lũng các vị vua cổ đại này và vì sao những kẻ trộm mộ to gan xâm nhập vào đây...
Đền Karnak - bảo tàng ngoài trời lớn nhất thế giới khiến du khách mê mẩn mang kiến trúc cổ xưa vô cùng tráng lệ và là đại công trình sánh ngang với đại kim tự tháp Giza huyền thoại. Muốn chinh phục Ai Cập kỳ bí không nên bỏ qua hành trình tham quan ngôi đền lịch sử thiêng liêng này.
Khám phá khu chợ cổ hơn 600 tuổi ở Ai Cập, chợ Khan el- Khalili trở thành điểm đến hấp dẫn vì lịch sử Ai Cập cổ đại huyền bí. Ngày nay tại chợ vẫn còn tồn tại quán cà phê có từ năm 1773, khu chợ được mệnh danh là "mảnh đất vàng" của cả khu vực.
Tượng nhân sư Giza mất mũi và nhiều tượng Ai Cập cổ đại bị mất mũi, nhưng lý do đằng sau mới thực sự gây bất ngờ với cả thế giới. Hé lộ nguyên nhân độc ác của những kẻ có âm mưu phá hoại và nhiều tác động khác...
Đất nước Ai Cập, nơi được biết đến với văn hóa lâu đời, là một trong hai nền văn mình cổ xưa nhất thế giới, đây cũng là nền văn minh mang nhiều bí ẩn mà cho tới giờ con người vẫn chưa khám phá hết. Họ có những nghi lễ tôn giáo phức tạp mang đậm dấu ấn thần thoại – Ai Cập vốn là đất nước theo tôn giáo đa thần. Mỗi vị thần được xây dụng có sự liên kết với nhau trong cùng một hệ truyền thuyết như để giải thích những nghi lễ tôn giáo của người Ai Cập cổ đại. Các vị thầm cai quản và bảo vệ những yếu tố khác nhau trong đời sống như: con người, cây cỏ, động vật… kể cả nội tạng cơ thể người chết và nước sông Nile. Sau đây là những vị thần chính được nhắc đến nhiều nhất trong cuộc sống hằng ngày của người dân Ai Cập.
Cairo - thành phố nghìn tháp với lối kiến trúc cổ đại đến nay cả thế giới ngưỡng mộ và vẫn đặt ra câu hỏi vì sao có thể xây dựng được những kim tự tháp hoành tráng như vậy khi không có dụng cụ hỗ trợ. Đặc biệt có Kim Tự Tháp Hupu đứng đầu trong 7 kỳ quan cổ đại lớn nhất thế giới, kiến trúc mỹ thuật tuyệt kỹ cả thế giới đều ngưỡng mộ.
Chắc hẳn chũng ta đều biết về Kim Tự Tháp qua phim ảnh và báo chí. Đó là những lăng mộ (Mastaba) được người Ai Cập cổ đại xây nhằm bảo vệ thi thể của các vị Pharaoh và hoàng tộc sau khi chết. Lối kiến trúc độc đáo này cho đến ngày nay vẫn còn là bí ẩn thách thức đối với các nhà khoa học.
Đến với Kim tự tháp Giza là đến với vẻ đẹp huyền bí của văn minh nhân loại cổ đại, của những điều kì diệu mà bàn tay con người đã tạo nên. Chúng ta có thể khám phá ra cả một nền văn hóa, tri thức mà người Ai Cập cổ đại sở hữu khi đến nơi này nhìn tận mắt, nghe tận tai, sờ tận tay công trình vĩ đại bậc nhất này.
Suốt nhiều thiên niên kỷ, nền văn minh Ai Cập Cổ Đại luôn cuốn hút bởi nhân loại bởi các xác ướp, lời nguyền của các Pharaoh, niềm tin vào các vị thần cổ đại hay huyền thoại ly kì về Nữ Hoàng sông Nile Cleopatra.
"Bất cứ người nào đến quấy nhiễu sự yên ổn của Pharaoh, thì cánh cửa tử thần sẽ giáng xuống đầu người đó". Kim Tự Tháp Ai Cập được ví von như một ứng viên cực kỳ sáng giá đại diện cho những công trình kiến trúc vĩ đại và bí ẩn nhất của nhân loại. Kim tự tháp được xây dựng trải qua suốt hơn 4000 năm nhưng vẫn luôn tràn đầy sắc thái thần bí bởi hàng loạt câu chuyện về những xác ướp hàng ngàn năm tuổi cùng những lời nguyền đầy ma mị sau cái chết của các Pharaoh cổ đại
Đó là Kim Tự Tháp Cheops ở Ai Cập, còn được gọi theo tên phổ biến là Đại Kim Tự Tháp ở Giza, công trình nhân tạo cao nhất Thế Giới trong thời gian kỷ lục từ năm 2560 TCN cho đến tận thời Hiện đại. Một kỷ lục về độ dài của thời gian có lẽ sẽ không bao giờ bị đánh bại.
Với nguồn nước dồi dào Sông Nile đã tạo nên vùng thung lũng trù phú nhất "lục địa đen", góp phần trở thành cái nôi tạo ra nền văn minh Ai cập cổ đại rực rỡ mang đến niềm kiêu hãnh cho toàn nhân loại. Sự hòa quyện giữa khung cảnh sa mạc gió cát huyền bí cùng điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, sự xuất hiện của sông Nile dường như trở thành nguồn cảm hứng sản sinh ra những câu chuyện thần thoại về các vị thần đầy thú vị ở Ai Cập.
Người Ai Cập cổ đại tin rằng, linh hồn sẽ gắn liền vĩnh viễn với sự tồn tại của thân thể, cơ thể sau khi chết vẫn phải được bảo tồn để linh hồn tồn tại mãi mãi. Vậy, họ đã làm thế nào để ngăn cản xác ướp bị phân huỷ?
Trong Nghìn lẻ một đêm, tác phẩm vĩ đại của nền văn học Ba Tư (Perse) có viết: “Những ai chưa đến Ai Cập được xem như chưa biết thế giới. Bụi nơi đây được làm bằng vàng. Dòng sông Nile ở đây là một kỳ quan. Phụ nữ nơi này giống như những thiên thần”.
Ai Cập nổi tiếng với nhiều loại hàng hóa, quà lưu niệm tuyệt đẹp và chất lượng. Do đó lựa chọn mua gì làm quà khi đi du lịch Ai Cập sẽ là việc khá dễ dàng. Còn chần chừ gì nữa hãy vi vu ngay đến Ai Cập khám phá đất nước đầy thú vị này ngay nhé.
Nền ẩm thực Ai Cập vô cùng đa dạng và phong phú, các món ăn có nét tương đồng với các nước châu Á và châu Phi. Cùng điểm qua 10 món đặc sản bạn cần phải thưởng thức khi du lịch Ai Cập.
Nhằm chuẩn bị tốt cho chuyến đi du lịch Ai Cập, bạn cần chuẩn bị trước một số nội dung sau để có chuyến đi trọn vẹn. Xem video họp đoàn đầy đủ của VYC Travel một số Đoàn Ai Cập gần nhất để bạn có thể chủ động chuẩn bị trước cho mình dù là đi du lịch tự túc hoặc đi du lịch theo Đoàn bạn nhé: