VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU NĂM TẠI NHẬT BẢN

Hoa anh đào, còn được gọi là sakura ở Nhật Bản, là những bông hoa nhỏ màu hồng phấn. Hoa nở vào mùa xuân tạo nên một cảnh tượng nên thơ không chỉ người dân Nhật mà du khách khắp mọi nơi đều yêu thích. Mùa xuân, nhất là những ngày đầu năm mới ở mỗi đất nước đều có những phong tục riêng và đậm đà chất truyền thống của mỗi dân tộc. Người dân Nhật Bản bắt đầu đón Tết từ ngày 01 tháng 01 dương lịch (không có Têt âm lịch như người Việt Nam, Trung Quốc) với nhiều phong tục, tập quán đặc sắc còn được lưu giữ cho đến ngày nay, từ những món ăn cho đến các hoạt động, lễ hội ngày Tết. Hãy cùng khám phá đất nước hoa anh đào cùng những hoạt động thú vị ngày đầu năm mới.

>>> Đọc thêm: (5+1) Hoạt Động Đặc Sắc Xứ Phù Tang Đầu Xuân

Đón Giao thừa - Omisoka
Omisoka biểu hiện cho tinh thần Nhật Bản đêm giao thừa. Để bắt đầu năm mới với một tinh thần tươi mới, tất cả thành viên trong gia đình sẽ tập trung cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, trang trí đặc biệt theo lễ nghi vào những ngày cuối và đầu năm. 

 
 

Phong tục đón tết truyền thống tại Nhật Bản – Du lịch Nhật Bản 2019

Chuyến Viếng Thăm Thần Điện Đầu Tiên Trong Năm Mới - Hatsumoude
Đây là chuyến viếng thăm Thần Điện đầu tiên trong một năm để cầu mong sự bình an và hạnh phúc. Có nhiều người khởi hành từ tối ngày 31 và viếng Thần Điện vào ngay thời khắc giao thừa, nhưng cũng có người khoảng trưa chiều ngày 1 mới thư thả đi cầu phúc. Vào dịp này, Thần Điện nào cũng đông đúc, nhất là những Thần Điện nổi tiếng ở Asakusa hay Kyoto, các đoàn người xếp thành hàng dài nối đuôi nhau vào cầu nguyện. Tiền dâng hương thường là đồng 5 yên, vì phát âm là “Go en”, đồng âm với chữ “duyên” hay “may mắn”.
Những ngôi chùa nổi tiếng ở Nhật Bản - Visadep.vn

Du lịch Nhật Bản 2022: Vẻ đẹp mê mẩn của chùa vàng Kinkakuji | Vietworld  Travel - Hãng lữ hành Quốc Tế hàng đầu Việt Nam

Sanmon, Chion-in | A Certain Slant of Light Photography

Ăn Mì Soba 
Các gia đình người Nhật Bản thường ăn mì soba kiều mạch, hoặc toshikoshi soba vào thời khắc đón giao thừa giao để chia tay năm cũ và chào đón năm mới. Truyền thống này bắt nguồn từ thế kỷ 17. Người Nhật quan niệm sợi mì dài tượng trưng cho sự trường thọ và thịnh vượng. Ngoài ra, trước thềm năm mới, nơi đây sẽ diễn ra một phong tục khác gọi là Mochitsuki. Lúc này, mọi người sẽ dành cả ngày làm bánh gạo mochi, món tráng miệng phổ biến ở Nhật trong dịp Tết.

>>> Đọc thêm: Tìm Hiểu Văn Hóa Nhật Bản - Những Nét Đặc Sắc Khó Quên

 
Mì soba là gì? Các loại mì soba của Nhật. Cách ăn mì soba đúng chuẩn

Mì soba là gì? Các loại mì soba của Nhật. Cách ăn mì soba đúng chuẩn
 

Ăn Cháo Thất Thái – Nanakusagayu
Đây là món ăn dùng để làm dịu bụng và giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn sau khi ăn quá nhiều món ăn ngày Tết. Nó không những giúp cung cấp cho cơ thể dưỡng chất của rau xanh, mà còn mang lại ý nghĩa cầu mong một năm đầy sức khỏe. Cháo Thất Thái thường được nấu vào ngày 7/1.

Người Nhật sẽ nấu cháo cùng với 7 loại rau được mệnh danh là “7 thảo dược mùa xuân” gồm có: seri – cần ta, nazuna – cây rau tề, gogyo, hotokezona – cải cúc, hakobera – cây tinh thảo, suzuna – củ cải tròn và suzushiro củ cải trắng . Đây cũng chính là 7 biểu tượng quan trọng báo hiệu mùa xuân đến và thường được người hát vào dịp Tết.

 
Tiếp Đón Các Vị Thần - Osechi
Trong ẩm thực Nhật Bản, "osechi" là món ăn để đón các vị Thần. Bởi lẽ trong tiếng Nhật, “Sechi” có nghĩa là “Chuyển giao giữa từng mùa”. Đây cũng là lý do vì sao Osechi được chọn là món ăn tiêu biểu cho những ngày Tết đến. Trước đây, món này chỉ được chế biến vào một số ngày đặc biệt như: 1/1, 3/3, 5/5, 7/7, 9/9.

Nhưng dần dần, cho đến thời hiện đại, người ta chỉ còn chế biến món này vào ngày đầu tiên của năm mới. Với ý nghĩa “Hạnh phúc chồng hạnh phúc”, Osechi gồm các khay chồng lên nhau, bên trong xếp đầy các món ăn mang ý nghĩa phúc lành. Trước khi dùng Osechi, người Nhật sẽ chúc Tết rồi cùng uống rượu “Otoso” để cầu mong một năm đầy sức khỏe cho cả gia đình.

 

Lễ hội hoa anh đào – Hanami
Người Nhật luôn ăn mừng bằng cách tổ chức lễ hội để tôn vinh loài hoa anh đào trong thời kỳ nở rộ ngắn ngủi. Lễ hội và bữa tiệc "ngắm hoa" trong tiếng Nhật được gọi là "hanami". 

Lễ hội hoa anh đào – Hanami ở Nhật là một trong những lễ hội lâu đời nhất và đã có truyền thống hàng ngàn năm nay, bắt nguồn từ thời Nara. Các vị quan trong triều dâng lên Thiên Hoàng nhánh anh đào đang nở để bày tỏ lòng thành kính, đến thế kỉ 17 - thời Edo phát triển thành Satora Kura – làng hoa anh đào, từ đó cũng hình thành lễ hội hoa anh đào và phát triển tới hôm nay.

Vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4, anh đào trên khắp nước Nhật khoe sắc rực rỡ. Đó cũng là thời điểm lễ hội Hanami diễn ra. Du khách có thể đến một vài địa điểm ngắm hoa anh đào nổi tiếng ở Nhật như: Ueno, Naritansa, Kudanshita, Shibuya hay lâu đài Oska cổ kính của cố đô Edo (nay là Tokyo). Đối với người dân xứ sở Phù Tang, sự nở rộ của những cây hoa anh đào tượng trưng cho cuộc sống của con người, sự nhất thời và sự cao quý.

Điểm đặc biệt của loài hoa anh đào là khi rụng cũng là lúc hoa vừa bung mở nên vẫn còn tươi và giữ nguyên mùi thơm thoang thoảng. "Sakura" báo hiệu sự khởi đầu của mùa xuân, thời điểm đổi mới và sự lạc quan. Với mùa nở rộ trùng với thời điểm bắt đầu năm dương lịch Nhật Bản, hoa anh đào cũng mang đến hy vọng và ước mơ mới, cũng là thời điểm sinh viên bắt đầu ngày đầu tiên đến trường và nhân viên bắt đầu ngày đầu tiên làm việc trong năm mới. Có hẳn các website chuyên cập nhật tình hình hoa anh đào nở để du khách tiện theo dõi và đến du lịch, ngắm nhìn vào đúng thời điểm hoa nở đẹp nhất.

>>> Đọc thêm: 
Độc Đáo Những Website Chỉ Dành Riêng Dự Báo Thời Điểm Hoa Anh Đào Nở 

Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh người Nhật Bản trong chiếc áo truyền thống kimono (nữ), hakama (nam) tập trung dưới những gốc cây anh đào nở hoa, vừa ngắm hoa, vừa uống rượu. Họ cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống như sushi, cơm hộp bento, uống rượu sake và trò chuyện vui vẻ, chúc nhau những điều may mắn trong năm mới.
 
 
Lễ hội tắm nước lạnh
Một lễ hội đầu năm khác rất thú vị tại Nhật Bản là Tắm Nước Lạnh. Hàng trăm người dân tại Nhật Bản lại tập trung về đền Kanda Myojin Shinto ở Tokyo để tham gia Lễ hội tắm nước lạnh với mong muốn thanh tẩy cơ thể và tâm hồn, cùng cầu nguyện cho một năm mới nhiều sức khỏe và may mắn.

 

Lễ hội gieo quẻ - Omikuji
Năm mới đến, người Nhật tìm về sự thanh bình, tĩnh lặng bằng việc đi lễ đền, chùa. Vừa là để tham quan danh thắng, di tích lịch sử văn - hoá vừa là để xin Thần, Phật cho sức khoẻ, tài lộc, hạnh phúc. Khi trở về, mỗi người thường rút một quẻ bói, tức OMIKUJI – được bán ở hầu hết khắp các đền chùa ở Nhật. Người dân thường đi xin quẻ vào ngày đầu năm hay trước các dịp quan trọng như thi học kỳ, xin việc… với mong ước gặp đại cát – nghĩa là mọi việc sẽ suôn sẻ tốt đẹp.


Ngừơi Nhật cũng có phong tục chọn phương hướng tốt để xuất hành đầu năm (hatsu moode), phong tục khai bút (kakizome) và phong tục mừng tuổi (otoshi dama) cho trẻ con. Trong những ngày Tết, họ trang trí cổng hoặc cửa ra vào bằng tre và cành thông. Cổng chào này được gọi là kadomatsu.
 
Người Nhật Bản quan niệm chữ đầu tiên được viết bằng bút lông trên giấy vào đầu năm mới (được gọi là kakizome) sẽ đem lại may mắn cho cả năm.

Mừng tuổi trẻ em - Otoshidama

Đây là "lì xì" mà người lớn hay cho trẻ nhỏ. Trẻ em rất háo hức với khoản Otoshidama mình sẽ nhận, những gia đình đông con cháu chắc chắn sẽ phải chi một khoản "lì xì" đáng kể. Khoản tiền mừng tuổi này được đựng trong  một phong bao rất dễ thương - Pochibukuro với có nhiều hoa văn và hình nhân vật hoạt hình, chắc chắn sẽ khiến các bạn nhỏ thích thú.
 

Tết ở Nhật thể hiện rõ nét những tinh hoa trong văn hóa của quốc gia và cho đến tận bây giờ vẫn còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán đặc sắc từ thời xa xưa. Từ những món ăn cầu kì, được chăm chút kĩ lưỡng cho đến các hoạt động ngày lễ Tết, tất cả đều mang ý nghĩ sâu xa thú vị. Bạn hãy thử một lần ghé thăm đất nước Nhật Bản mùa hoa anh đào để đón Tết cùng người dân bản xứ và hiểu thêm nhiều phong tục khác lạ trong những ngày đầu năm. 

Xem thêm:
Sakura - Loài Hoa Mang Linh Hồn Võ Sĩ Đạo
Lễ Hội Hoa Anh Đào Và Những Hoạt Động Đầu Năm Tại Nhật Bản
Vì Sao Ngắm Hoa Anh Đẹp Ở Nhật Lại Đẹp Và Có Hồn Nhất Thế Giới

Lịch Nở Hoa Anh Đào Các Vùng Của Nhật Bản
Hình Tượng Hoa Anh Đào Được Thể Hiện Qua Các Phương Diện Nào Trong Cuộc Sống?
Truyền Thuyết Về Sự Xuất Hiện Của Hoa Anh Đào Ở Núi Phú Sĩ Nhật Bản - Vẻ Đẹp Tinh Thần Võ Sĩ Đạo Samurai - Linh Hồn Của Đất Nước Mặt Trời Mọc
Kỳ Công Chăn Nuôi Bò Kobe Lừng Danh 
Một Lần Tắm Onsen Sẽ Trẻ Lại Được Ba Năm 
Bí Ẩn Về Nguồn Gốc Tên Gọi Núi Phú Sĩ - Câu Chuyện Nàng Công Chúa Dưới Trăng


 
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Xem thêm

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Visa du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger