VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

KIỆT TÁC KIẾN TRÚC CỐ CUNG

Cố Cung hay Tử Cấm Thành – tòa thành nối tiếng thế giới của Trung Quốc, hẳn là điểm đến mà bạn không thể không ghé thăm khi có dịp ghé đến thành phố Bắc Kinh. Giữa lòng siêu đô thị triệu dân náo nhiệt, bên cạnh những tòa nhà bê tông hiện đại, vẫn còn đó quần thể kiến trúc kết cấu gỗ sơn đỏ mái vàng rực rỡ. Sừng sững uy nghiêm, và không kém phần bí ẩn, trải qua hơn 600 năm tồn tại, chứng kiến biết bao biến cố của thời đại, của lịch sử. Tưởng nơi ấy sẽ chỉ còn lại bụi thời gian, chìm vào trong quên lãng, nhưng Cố Cung quá quý giá, tựa viên minh châu vẫn luôn tỏa sáng, thu hút biết bao ánh nhìn của hậu thế. Bên cạnh đó, đây còn là cụm kiến trúc kết cấu bằng gỗ cổ có quy mô lớn nhất và còn nguyên vẹn nhất trên thế giới tồn tại đến ngày nay. Cố Cung được ví như một kiệt tác kiến trúc của nhân loại, thể hiện qua quy mô, kết cấu đồ sộ, kiến trúc hài hòa tuyệt đẹp và sự bền vững của công trình qua thời gian và các thảm họa thiên tai.
 
Tử Cấm Thành ngày nay đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch
 
>>> Đọc thêm: Tử Cấm Thành Được Tái Hiện Ra Sao Trong Các Bộ Phim Cung Đấu
 
Quy mô - Bố cục
Được xây dựng từ năm 1404, theo lệnh vua Minh Thành Tổ, Cố Cung mất 16 năm để hoàn thành. Nhưng thực chất công trình chỉ mất có 3 năm để xây dựng và hoàn thiện, còn 13 năm trước đó được dành để chuẩn bị nguyên vật liệu, nhân công và tính toán thiết kế công trình. Điều đặc biệt là người kiến trúc sư tài ba đã thiết kế và chỉ đạo xây dựng công trình đáng tự hào của người Trung Quốc lại là một người Việt Nam – Nguyễn An.

Cho đến khi vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc – Phổ Nghi rời khỏi Tử Cấm Thành, nơi đây từng là nơi ở của tổng cộng 24 đời vua Minh – Thanh trong khoảng hơn 500 năm. Là trái tim và bộ não của cả một đế quốc rộng lớn và hùng mạnh trong suốt 5 thế kỷ, với kiến trúc độc đáo, nội thất xa hoa, phong cảnh 4 mùa tuyệt đẹp, Cố Cung là một trong những di sản hiếm có.

Trải rộng trên diện tích khoảng 720.000m², Cố Cung có tổng cộng 980 tòa nhà với 9.999 phòng được phân thành 2 khu vực: ngoại triều và nội đình. Trong đó, ngoại triều là khu vực Hoàng đế thiết triều và tổ chức các nghi lễ long trọng, chủ yếu là quần thể kiến trúc lớn Tiền Tam điện: Thái Hòa, Trung Hoà và Bảo Hoà. Còn nội đình là nơi ở và làm việc của Hoàng đế và Hoàng thất. Kết cấu của cả cụm kiến trúc, từ những chi tiết trang trí nhỏ nhặt trên tường vách, cửa ra vào,… cho đến kiến trúc của cả một tòa nhà lớn nhỏ, cách quy hoạch bố cục cho cả tòa thành, không khác gì một thành phố thu nhỏ, hài hòa cân đối và hợp lý. 

 

Đây là một trong những công trình lịch sử quan trọng nhất của Trung Quốc
 
>>> Đọc thêm: Tử Cấm Thành Và Những Chuyện Chưa Kể

Nguyên vật liệu để tạo nên công trình này được tập hợp từ khắp đất nước, có những vật liệu được vận chuyển qua hàng ngàn cây số mới tới được kinh thành, từ hàng trăm nghìn cây gỗ lim cho đến hàng chục triệu phiến đá lớn nhỏ, ngói lưu ly, “gạch vàng”, giấy thếp tráng kim,… có thể nói, Cố Cung chính là “kho báu” tập hợp nhiều sản vật quý hiếm của cả Trung Hoa rộng lớn.

Bên cạnh đó, quần thể kiến trúc này tuân thủ nguyên lý phong thủy, cân bằng âm dương rất chặt chẽ. Đồng thời số học rất quan trọng trong văn hóa Trung Quốc, số 9 (Cửu) tượng trưng cho quyền lực và sự trường cửu của Hoàng đế. Do đó người ta có thể dễ dàng thấy, Cố Cung có sự bố trí và sắp đặt dựa trên số 9 và bội số của nó, như có 9 cửa dẫn vào nội đình, có 81 núm trang trí trên cửa lớn của cố cung,…Không chỉ là công trình đồ sộ và tinh xảo đến từng chi tiết, Cố Cung còn là một quần thể kiến trúc dẻo dai và được tính toán để đối phó với các yếu tố khắc nghiệt của thời tiết đến tài tình.

Chịu được động đất đến 9,5 độ Richter
Rạng sáng ngày 28/7/1976, vỏn vẹn chỉ 23 giây, nhưng trận động đất ở Đường Sơn đã biến vùng Đường Sơn tỉnh Hà Bắc thành bình địa. Lúc đó, tâm chấn động đất cách Bắc Kinh 150km nhưng cũng khiến một số tòa nhà bê tông kiên cố lung lay, sụp đổ. Vậy mà Cố Cung, tòa nhà gần 600 năm tuổi khi ấy không hề chịu bất cứ tổn thất nào, vẫn trầm mặc, uy nghi và vững chãi đứng đó. 
Đó cũng không phải là lần đầu tiên Cố Cung bình an vô sự trải qua một trận động đất có sức phá hủy lớn. Tòa thành này đã kinh qua hơn 200 lần động đất, trong suốt 6 thế kỷ, trong đó có cả trận động đất mạnh nhất thể kỷ 20 với cường độ 9,5 độ richter mà vẫn sừng sững đứng đó, thách thức mọi cuộc bể dâu.

Vậy, “bí quyết” trường tồn của Cố Cung là gì?
Theo các nhà nghiên cứu, kết cấu đặc biệt giúp Cố Cung tai qua nạn khỏi chính là “đấu củng” – một dạng kết cấu mái tạo nên từ nhiều khung gỗ hình chữ nhật có khả năng chống thiên tai.

 

Đấu củng chính là " chìa khóa" trong kết cấu của những tòa nhà trong Cố Cung...

...giúp những ngôi nhà trong Cố Cung có khả năng chống chọi với những trận động đất lên đến 9,5 độ richter.

Những đấu củng này được ghép với nhau rất phức tạp, và thường được đặt tại hiên của mái nhà. Đặc biệt, đấu củng không cần bất kỳ một loại keo dính hay đinh ốc nào để ghép chúng lại với nhau. Nhưng chính thiết kế thông minh, lắp đặt đúng các khớp, đã giúp cho kết cấu này trở nên vững chắc và linh hoạt, có khả năng chống chọi với những trận động đất lên đến 9,5 độ richter. Thậm chí những thí nghiệm mô phỏng sau này còn cho thấy kết cấu này có thể chịu được động đất tới 10,1 độ richter. 
Bên cạnh sáng tạo tuyệt vời của đấu củng thì cách thức xây dựng các cột trụ cũng giúp tăng khả năng chống động đất của Cố Cung lên đáng kể. Theo đó, thay vì được chôn sâu xuống nền nhà, các cột trụ ở Cố Cung có khoảng xê dịch nhất định, không bị cố định một chỗ. Do đó, khi gặp phải rung chấn mạnh, các cột trụ có thể xê dịch vị trí một chút, tránh được việc bị gãy ở giữa như các cột trụ cố định dẫn đến toàn bộ kết cấu công trình bị đổ sụp.


Chống hỏa hoạn
Bên cạnh khả năng chống chịu động đất tốt, Cố Cung còn được thiết kế sao cho có thể phòng cháy và chữa cháy hiệu quả. Bởi với kết cấu chủ yếu từ gỗ, Cố Cung luôn phải đối mặt với nguy cơ bị hỏa hoạn. Từ khả năng bị sét đánh khi trời mưa cho đến hiểm họa từ hàng nghìn ngọn đuốc chiếu sáng mỗi đêm.
Một phần trong hệ thống chống rủi ro hỏa hoạn của Cố Cung là 308 cái vạc lớn nhỏ nhiều kiểu dáng, đúc bằng đồng hoặc sắt được bố trí rải rác khắp khuôn viên Cố Cung. Vạc lớn có thể chứa tới 3.000 lít nước, vạc được thay nước hàng ngày để đảm bảo vệ sinh. Vạc nước được đặt trên đá tảng có lỗ tròn ở giữa, vào mùa đông, vạc được đun sôi bằng than để nước không bị đóng băng. Ngoài ra, người Trung Quốc xưa cũng chế tạo ra thiết bị chữa cháy gọi là “jitong”, và hệ thống dây dẫn sét để ngăn ngừa tối đa hỏa hoạn. 

 
Nhiều khách du lịch tới Cố Cung hay tìm cách chạm tay vào vạc đồng để lấy may.

Hệ thống sưởi vào mùa đông
Cố cung vào đông tuyệt đẹp nhưng cũng lạnh thấu xương. Theo nhiều tài liệu lịch sử Trung Quốc thời Minh Thanh từng trải qua thời kỳ lạnh lẽo khắc nghiệt, nhiệt độ xuống thấp tới -20, -30 độ C. Vậy làm cách nào mà Cố Cung, quần thể cung điện hơn 600 năm lịch sử, được giữ ấm qua biết bao mùa đông. Bí mật nằm ở hệ thống sưởi ấm dưới nền nhà Cố Cung: Địa Noãn. Thực tế nhiều tòa cung điện ở Cố Cung có phòng đốt lò sưởi ấm (noãn các) riêng. Người hầu trong cung sẽ đốt than ở một phòng riêng bên ngoài, hơi nóng được truyền đi qua hệ thống ống dẫn bằng gạch, giúp sưởi ấm toàn bộ mặt sàn bên trong cung điện. Hơi nóng lan tỏa khắp các phòng thông qua những ống dẫn chính và phụ. Hệ thống tuần hoàn nhiệt giúp tăng nhiệt độ trong phòng đạt mục đích chặn giá rét bên ngoài. Miệng lò đốt và ống thông khói nằm bên ngoài để phòng ngừa khí than gây độc, đảm bảo an toàn, vệ sinh, tiện sử dụng.

Đến triều Minh và Thanh, vật liệu xây dựng, thiết kế, kỹ thuật thi công, đều đã hoàn thiện. Trong hoàng cung có một cơ quan chuyên phụ trách đốt lò, cung cấp khí nóng vào mùa đông. Trong một cuộc tu sửa dưỡng tâm điện, khi sàn của cung điện được đào lên, lần đầu tiên một hệ thống địa noãn hoàn chỉnh phức tạp hiện lên trước mắt người đương thời, khiến ai cũng phải kinh ngạc. Ngoài hệ thống địa noãn, người hoàng tộc cũng sử dụng hệ thống lò sưởi xách tay, được chế tác từ đồng thau tráng men, đựng than củi, đậy nắp chạm hoa văn hở, vừa có tác dụng sưởi ấm vừa đẹp mắt.

 

Tuyết rơi dày đặt bao phủ cả Cố Cung nhưng nhờ hệ thống địa noãn đã giúp sưởi ấm toàn bộ mặt sàn bên trong cung điện
 
Cố Cung - một công trình lịch sử chứng kiến bao thăng trầm của các thời đại Trung Quốc, nơi đây không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn có một giá trị to lớn về mặt văn hóa đối với người dân Trung Hoa. Du khách có dịp đến với Trung Quốc đừng bỏ bỡ cơ hộ khám phá Cố Cung nhé!
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích
Tên Tour Ngày khởi hành Giá Tour
CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN TRUNG QUỐC 2024 - TRƯƠNG GIA GIỚI - THIÊN MÔN SƠN - PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN Khuyến mãi

28/11/2024

15.990.000

26/12/2024

16.990.000

CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TRUNG QUỐC - LẠC SƠN - NGA MY SƠN - CỬU TRẠI CÂU - THÀNH ĐÔHOT

29/11/2024

28.490.000

27/12/2024

28.490.000

HÀNH TRÌNH CON ĐƯỜNG TƠ LỤA TRUNG HOA - TÂY NINH – THANH HẢI – ĐA HÀ – ĐÔN HOÀNG – TÂY AN

20/12/2024

46.990.000

CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TRUNG QUỐC - CÔN MINH - ĐẠI LÝ - LỆ GIANG - THẠCH LÂM - SHANGRILAHOT

03/01/2025

29.990.000

Xem thêm

Xem thêm

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger