VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

APSARA SHOW: ĐIỆU MÚA KHMER CUNG ĐÌNH

Nhiều người khi nghe nhắc đến Siem Reap sẽ nghĩ ngay đến đền Angkor Wat, nhưng bên cạnh công trình kì vĩ và linh thiêng ấy, nơi đây còn nổi tiếng với các điệu múa uyển chuyển làm ngây ngất lòng người.
 

Campuchia nổi tiếng với các điệu múa uyển chuyển làm ngây ngất lòng người
 
Đến Campuchia bạn hoàn toàn không thể bỏ qua những buổi trình diễn nghệ thuật truyền thống và điệu múa cung đình Apsara chính là một trong những điệu múa đẹp nhất được lưu truyền từ xa xưa của hoàng tộc. Những năm gần đây điệu múa này lại một lần nữa hồi sinh tuyệt vời trở thành một nét văn hóa tinh thần không thể thiếu của người Campuchia. Hầu hết các buổi biểu diễn ca múa tại Siem Reap đều có sự phối hợp múa cổ điển và sân khấu dân gian. Và điệu múa Apsara chính là tâm điểm của mỗi buổi trình diễn. 
 

Thông thường một buổi biểu diễn apsara thường có 4 đến 6 vũ công
 
Apsara là tên một điệu múa cổ điển được lấy cảm hứng từ những hình khắc Apsara và các tác phẩm điêu khắc của Angkor. Thông thường một buổi biểu diễn apsara thường có 4 đến 6 vũ công ăn mặc xinh đẹp và đậm chất truyền thống, họ cùng biểu diễn hòa hợp trong điệu múa cung đình lộng lẫy và đầy uyển chuyển.
 

Đây là điệu múa cung đình lộng lẫy và đầy uyển chuyển
 
Hoàng hậu Sisowath Kossomak chính là người đã có công đưa điệu apsara trở thành điệu múa truyền thống và nổi tiếng như ngày nay. Năm 1940, sau khi nhìn thấy những học viên trẻ trong trường tập múa bà đã nghĩ ngay đến việc đem điệu múa apsara dạy phổ biến cho người dân. Và công chúa Bopha Devi chính là ngôi sao vũ công đầu tiên được học apsara ngay từ khi mới 5 tuổi. Lúc đầu điệu múa là những bước đi kết hợp với đôi tay uyển chuyển và nhân vật trung tâm apsara Mera sẽ dẫn dắt những người còn lại múa đi qua vườn hoa, và rồi dẫn đến sân khấu chính. Từ những động tác phức tạp của Mera dần chuyển sang những động tác thoải mái hơn và hoa hòa hợp của cả nhóm múa. Nét cổ điển hòa lẫn sự e ấp của những cô gái mới độ trăng tròn được phô diễn tuyệt vời theo điệu nhạc. 
Trang phục của vũ công ban đầu bao gồm Crown, Sampot và hoa sau này được thêm vào những phụ kiện khác cho phù hợp với khung cảnh cung đình và làm tăng nét sang trọng quý phái của người biểu diễn. 
Năm 1967, công chúa Bopha Devi trong trang phục cung đình lộng lẫy và đồ trang sức lấp lánh đã xuất hiện với điệu múa apsara biểu diễn tại hoàng cung. Kèm theo phụ họa cho cô chính là các đoàn múa hoàng gia và “pinpeat” dàn nhạc. Công chúa đã trở thành người đầu tiên với vai trò là một vũ công đem điệu múa apsara cung đình phổ biến. Với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ cùng nét duyên dáng và uyển chuyển của điệu múa công chúa đã mang apsara ra khỏi lãnh thổ Campuchia và giới thiệu với văn hóa thế giới.

 

Công chúa Bopha Devi trong trang phục cung đình lộng lẫy và đồ trang sức lấp lánh đã xuất hiện với điệu múa apsara biểu diễn tại hoàng cung
 
Lúc đầu apsara chỉ biểu diễn trong cung đình, nhưng nhờ hoàng hậu Sisowath Kossomak đã cho dạy phổ biến trong quần chúng nên điệu múa được truyền rộng rãi và người dân trong nước rất yêu thích. 
Các sân khấu múa apsara thường được trang trí những hình điêu khắc tại đền Anglor mỗi một bài trình diễn đều như kể lại một câu chuyện giải thích sự bí ẩn của các bức điêu khắc. Tuy nhiên, vào thời Khmer đỏ điệu múa dường như bị phá hoại và thất truyền. Ngày nay, apsara đã được phục hồi và gìn giữ. Đây chính là một di sản văn hóa Khmer quan trọng thể hiện nét đẹp cung đình của đất nước Campuchia. Sự hồi sinh tuyệt diệu của điệu múa đã cho thấy được sự trân trọng văn hóa của người dân và sự yêu mến nét đẹp truyền thống này.

 

Ngày nay, apsara là một di sản văn hóa Khmer quan trọng thể hiện nét đẹp cung đình của đất nước Campuchia
 
Đến Siem Reap không thể bỏ qua Angkor Wat càng không thể bỏ qua màn trình diễn điệu múa huyền diệu apsara.
 
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger