VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

NHỮNG ĐIỂM CẦN ĐẾN KHI GHÉ THĂM BA TƯ

Iran không hề bí hiểm như người ta vẫn thường nghĩ. Rất ít ai biết rằng đây là quốc gia lớn thứ 2 ở Trung Đông và thứ 18 trên thế giới. Iran chính là nguồn cội của một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới. Và xứ sở Ba Tư diệu kỳ trước kia chính là đất nước Iran ngày nay, nếu đến đây ta sẽ không thể bỏ qua các địa điểm sau đây:

Chợ cổ Tehran (bazaar)
Chợ Ba Tư được xây kiên cố tựa như pháo đài, có đến vài ba ngàn gian hàng xe lẫn nhau trên khắp nẻo đường ngang ngõ dọc tựa mê cung. Người ta cho rằng để đi hết các gian hàng này thì mất đến cả tuần chứ chẳng ít. Hàng hóa nơi đây phong phú đa dạng với mọi món đồ trong đó nổi bật nhất chính là khu vực bán các đồ mỹ nghệ, đá quý, đặc biệt là thảm Ba Tư. Giá cả ở những khu chợ này cũng khó mà niêm yết được nên du khách cần phải trả giá và biết cách xem hàng mới được. 

 

Một cửa hàng bán đồ tại khu chợ Ba Tư
 
Vườn Ba Tư 
Vườn Ba Tư của đất nước Iran huyền bí được ví von như những viên ngọc quý nổi tiếng với vẻ đẹp bí ẩn rất riêng biệt. Vườn Ba Tư nổi bật với lối kiến trúc đậm chất Phương Đông, cổ điển và quý phái. Kiểu kiến trúc này có mặt trên khắp đất nước Iran ở nhiều địa danh khác nhau và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Trong đó, đáng kể nhất là 3 khu vườn nổi tiếng xinh đẹp và huyền bí bậc nhất xứ sở cổ tích Ba Tư này: Vườn Eram, Vườn Fin và Vườn Chehel Sotoun.

 

Với hình dáng và cách trang hoàng vô cùng tráng lệ, Khu vườn Eram được xem là công trình xuất sắc nhất trong kiểu kiến trúc này
 
Cung điện hoàng gia
Cung điện hoàng gia ngay từ khi bước vào cổng đã rất kỳ vĩ và lộng lẫy với lớp thủy tinh trang trí óng ánh rực rỡ. Các trần hình mái vòm cùng những cây cột bệ dường như được bao bọc bởi kim cương đầy lấp lánh trong ánh nắng mặt trời. Chúng được trang trí bằng hàng vạn các mảnh kính nhỏ mà các cạnh sắt của chúng phát ra màu sắc của cầu vồng. Các bức tranh bên trong cung điện được tạc từ đất sét trắng và vàng ròng, thuật lại các câu chuyện đời sống và lịch sử xứ Ba Tư diệu kỳ. Những tác phẩm này dù đã trải qua gần năm thế kỉ nhưng vẫn bất chấp thời gian mê mẩn lòng người. Đại công trình kiến trúc này được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới. 

 

Tác phẩm nổi tiếng nhất tại Cung điện 
 
Bảo tàng thảm Tehran
Những tấm thảm của xứ sở 1001 đêm đã đưa biết bao tâm hồn bay đến thế giới cổ tích Ba Tư diệu kỳ. Thủ đô Tehran, Iran ngày nay là nơi được chọn để lưu giữ những nét văn hóa độc đáo cổ Ba Tư, điển hình nhất chính là Bảo tàng thảm Tehran. Bảo tàng này lưu giữ không chỉ những tấm thảm giá trị nhất mà còn là nơi trình bày các kĩ thuật dệt thảm tuyệt vời của người Ba Tư xưa.

 

Một tấm thảm quý được lưu giữ trong bảo tàng
 
Thành phố Meybod
Meybod là thành phố lưu giữ được khách điếm với vẻ cổ kính nhất, ngày nay chỉ dùng để tham quan là chính. Khách điếm mang đậm kiến trúc Ba Tư, từ trên nhìn xuống trông như một hình vuông có tường bao bọc bên ngoài. Các cổng ở đây được thiết kế theo hình chóp nhọn như các ngôi đền của Hồi giáo. Các cánh cửa luôn đảm bảo đủ rộng để các động vật tải nặng như lạc đà, lừa,...có thể chui qua được. Các thương buôn khi xưa đều di chuyển trên sa mạc nên việc chăm sóc tốt cho các con vật này là một việc cần thiết trong một hành trình dài, chở những hàng hóa quý giá như vậy.

 

Thành phố cổ Meybod với những công trình cổ kính 
 
Thành phố Isfahan
Thành phố này nằm ​​ở trung tâm của đất nước, đây cũng là nơi thu hút nhiều khách du lịch nhất Iran. Thành phố Isfahan nổi tiếng với hàng loạt công trình kiến trúc Hồi giáo, nổi bật với cầu có mái che, cung điện và nhà thờ Hồi giáo. Trong đó, Quảng trường Imam (Naqsh-e Jahan Square), là một trong những quảng trường trung tâm có quy mô lớn và đẹp nhất thế giới với kiến trúc Hồi giáo tuyệt đẹp. Bên cạnh đó là nhà thờ Hồi giáo Sheikh Lotfollah với nét đẹp Hồi giáo màu vàng đầy mơ mộng.

 

Bên trong nhà thờ Hồi giáo Sheikh Lotfollah
 
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Xem thêm

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger