Ghé thăm cung điện mùa hè Sheki Khan, nhà thờ nổi tiếng người Thổ Nhĩ Kỳ Nazim Hikmet từng thốt lên: “Ví như chẳng còn công trình cổ ở Azerbaijan nào thì người ta chỉ cần kể về cung điện Sheki Khan là đủ”.
Cung điện mang nét đẹp cổ kính nhưng không kém phần xa hoa
Cung điện Sheki Khan lưu giữ nhiều giá trị của văn hóa, thẩm mỹ, kiến trúc… của một giai đoạn lịch sử thịnh vượng, nơi đây đã trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Azerbaijan. Cung điện Sheki Khan đã được đưa vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO vào ngày 08/07/2019.
Nơi đây lưu giữ nhiều giá trị cổ xưa
Cách Thủ đô Baku 325 km, đây là cung điện nghỉ hè của các Khan (một tước vị thủ lĩn), được xây dựng vào năm 1797 bởi Muhammed Hasan Khan. Cung điện này nổi tiếng vì được trang trí vô cùng xa hoa. Tương truyền, nó phải mất hai năm để xây dựng lại mất đến tám năm cho việc trang trí. Tòa nhà hai tầng này có nội thất và ngoại thất vô cùng tuyệt vời. Gỗ Nga, kính màu Pháp, gốm Ottoman và gương Iran đã được phố hợp một cách hoàn hảo để tạo nên kiệt tác câng xứng này.
Có nội thất và ngoại thất sang trọng bậc nhất
Bên ngoài của cung điện được bao phủ một phần lớn bởi một bức tranh khảm bằng kính nhiều màu. Được trang trí tinh tế cùng hệ thống cửa sổ dùng kỹ thuật ghép kính màu “shebeke” đặc trưng của Azerbaijan khiến cho mặt tiền có diện mạo cân xứng và hài hòa. Ước tính trung bình mỗi mét vuông “shebeke” có gần 20.000 miếng gỗ và kính, kết dính với nhau mà không cần đến keo dán hay đinh ốc.
Kính nhiều màu được khảm ở cửa với hoa văn đa dạng
Bên trong cung điện, mỗi mảng tường, cửa sổ cho tới bục cắm nến đều được bài trí tỉ mỉ có và tính thẩm mỹ cao, khiến du khách đến đây đều cảm thấy như đang tham quan một bảo tàng mỹ thuật. Tất cả các bức tường và trần nhà đều được bao phủ bằng những bức tranh sơn dầu. Nội dung trnag trí tùy vào chủ nhân và chức năng của căn phòng đó. Chẳng hạn như phòng của vợ Khan thì chủ yếu sẽ là các loài hoa với những gam màu nhẹ nhàng, còn phòng của Khan thì môi tả cảnh săn bắn, chiến đấu và những biểu tượng quyền lực.
Những họa tiết trang trí đặc sắc như trong bảo tàng mỹ thuật
Ngoài các họa tiết, “shebeke” và kỹ thuật chạm khắc, nét đặc trưng kiến trúc của cung điện Sheki Khan còn thể hiện ở kết cấu và giải pháp nội thất. Du khách có thể nhận ra điều này khi phòng họp đặt ở tầng một có trần thấp hơn các phòng khác để tránh tiếng ồn vọng lên phía sau. Sảnh chính ở tầng một có một đài phun nước nhỏ để khi các Khan tiếp khách thì người bên ngoài không thể nghe rõ nội dung bên trong phòng. Ngoài ra, cung điện còn có hai lối đi riêng biệt, một lối dành cho những người trong hoàng tộc và khách của họ, một lối dành cho người phục vụ.
Trang trí bắt mắt với nhiều màu đặc trưng có thể bắt gặp thường xuyên trong cung điện Sheki Khan
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?