VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

VĂN HÓA ĐẶC SẮC BALI

Bali là một hòn đảo nằm phía tây Indonesia, có diện tích 5632 km2. Nơi đây được xem là thiên đường du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng bậc nhất của Đông Nam Á. Có nhiều lý do để du khách đến với Bali, song một trong những điểm nổi bật nhất của Bali chính là nền văn hóa bản địa đặc sắc. Với hơn 90% dân số đảo theo đạo Hindu, Bali được ví như vùng đất của những vị thần, xứ sở của đền thiêng. Đến với Bali du khách không chỉ được tận hưởng nắng vàng, biển xanh, cát trắng mà còn được trải nghiệm những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng đất này.

Bali được xem là vùng đất của những đền đài và lễ hội. Vì thế khi nhắc đến Bali không thể bỏ qua 2 đặc trưng văn hóa độc đáo này. Văn hóa Bali là sự kết hợp giữa tín ngưỡng truyền thống của địa phương và Hindu giáo. Vì thế các lễ hội tại Bali luôn đầy màu sắc và hấp dẫn. Chúng ta cùng điểm qua những lễ hội nổi tiếng của vùng đất này:

Nyepi - Lễ hội im lặng: lễ hội này thường diễn ra vào tháng 3, tháng 4 hàng năm và là lễ hội đón năm mới của người dân đảo Bali. Đây được xem là một trong những lễ hội mừng năm mới khá độc đáo trên thế giới. Vào ngày im lặng toàn bộ hoạt động giao thông trên đường phố đều bị cấm. Không một hoạt động vui chơi giải trí nào được diễn ra vào ngày này. Toàn bộ người dân đảo dành trọn vẹn ngày im lặng để cầu nguyện ở nhà hay tại các đền thờ. Tuy nhiên trước đó một ngày khắp các đường phố Bali ngập tràn những hình nộm quỷ đầy màu sắc với kích thước khổng lồ. Những cuộc diễu hành đầy màu sắc được diễn ra với đội nhạc, pháo hoa rộn ràng. Theo quan niệm của người dân đảo hoạt động diễn ra trước ngày im lặng là để thu hút quỷ dữ, những điều xấu xa. Linh hồn quỷ dữ và điềm xấu sẽ nhập vào hình nộm và được đem đốt vào cuối ngày. Sau đó từ đêm hôm trước đến ngày Lễ im lặng chính thức, những người dân đảo sẽ chỉ ở trong nhà hay đền thiêng để những điềm xấu không thể quấy nhiễu họ được.

 

Cuộc diễu hành của nộm quỹ đầy sắc màu
 
Lễ hội Galungan và Kuningan: đây cũng là một ngày hội khá quan trọng ở Bali. Vào ngày này, toàn bộ đảo đều tổ chức những bữa tiệc. Theo người dân đảo, đây là ngày mà các vị thần linh sẽ giáng trần ban phước lành. Vào ngày này, người dân Bali cũng sẽ diện những bộ trang phục đẹp và lộng lẫy nhất để chào đón các vị thần. 10 ngày cuối cùng của lễ hội gọi là Kuningan - giai đoạn quan trọng nhất. Đến Bali vào dịp này du khách sẽ được chiêm ngưỡng những trang phục truyền thống Bali lộng lẫy và hòa mình vào những ngày lễ hội náo nhiệt nhất.
 

Nghi thức diễu hành trái cây trong ngày lễ
 
Lễ hội diều: là một trong những ngày hội thu hút du khách nhất của Bali. Vào ngày này, hàng trăm con diều đầy màu sắc sẽ tập trung tại bãi biển Sanur để thi tài. Lễ hội diễn ra từ ngày 10 - 13/7 hàng năm. Lễ hội diều là được xem là lễ hội đầy màu sắc và độc đáo của du lịch Bali.

Nếu đến Bali vào những ngày lễ hội cho du khách sự trải nghiệm đầy màu sắc và sự vui nhộn, náo nhiệt, thì việc tham quan những ngôi đến thiêng ở Bali sẽ cho bạn cảm giác yên bình, thanh tịnh. Nếu Indonesia là đất nước vạn đảo thì Bali chính là xứ sở vạn đền. Tại bất kỳ nơi đâu trên đảo du khách đều có thể bắt gặp hình ảnh những ngôi đền. Vẻ đẹp, sự huyền bí của những ngôi đền tại Bali cũng là đặc trưng văn hóa và niềm tự hào của người dân nơi đây.

 

Lễ hội diều đa sắc màu tại Bali

Ở Bali có 4 ngôi đền lớn được xem là độc đáo và linh thiêng nhất:

Đền Taman Ayun: đền được xây dựng vào năm 1634 dưới thời đế chế Mengwi. Các ngọn tháp của đền được xây dựng trong một khuôn viên rộng. Bao quanh khuôn viên là hào nước xanh biếc. Sân trước đền là một thảm cỏ xanh mượt, “nép mình” bên dưới cội sứ già nở hoa trắng xóa và thơm ngát. Những ngọn tháp của đền đều có hình dáng như những trái thông khô khá độc đáo. Yên bình, xanh mát là những gì mà du khách cảm nhận được khi tham quan đền. Vì thế đền còn có một tên gọi khác là “ngôi đền trong công viên xanh”.

 

Đền Taman Ayun: đền được xây dựng vào năm 1634 dưới thời đế chế Mengwi

Đền Tanah Lot: huyền diệu, độc đáo là những gì mà bạn có thể miêu tả về ngôi đền này. Đây là một trong những địa điểm thu hút lượng khá lớn khách du lịch đến tham quan. Đền được xây dựng trên đỉnh một hòn núi đá khổng lồ ngay giữa biển. Đền Tanah Lot nằm cách Denpasar 20km, được xây dựng từ năm 1546 bởi một tu sĩ Ấn Độ. Ngày nay đền trở thành điểm đến của các tín đồ đạo Hindu trên khắp thế giới.

Đền Ulun Danu: đền được xây nổi trên miệng núi lửa đã ngừng hoạt động là hồ Beratan. Đây được xem là nguồn cung cấp nước chính cho những thửa ruộng bậc thang tại Bali. Vì thế để lên được đền du khách sẽ trải qua những đoạn đường khúc khuỷ với hai bên là cánh đồng ruộng bậc thang xanh mát, những ngôi làng yên bình, mờ ảo trong sương khói. Đường vào đền Ulun Danu được ví như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp. 

Đền Besakih: tên gọi khác là đền Mẹ. Đây là ngôi đền cổ nhất và cũng linh thiêng nhất ở Bali. Những bậc thang nhuốm màu rêu cổ kính, màu đen của lá cọ cùng kiểu kiến trúc mái xếp chồng đặc trưng mang đến cho đền Besakih một nét đẹp cổ kính, uy nghiêm của chốn linh thiêng. Đến với Besakih du khách sẽ cảm nhận được sự thanh tịnh, bình an từ tận tâm hồn. 

 

Đền Besakih là ngôi đền cổ nhất và cũng linh thiêng nhất ở Bali

Bali - thiên đường du lịch, nghỉ dưỡng
Bali - thiên đường du lịch, nghỉ dưỡng. Đến với Bali du khách không chỉ được đắm mình trong những ngày hội với những trang phục đầy sắc màu, những điệu múa truyền thống bắt mắt mà còn được thưởng thức những món ăn đậm đà hương vị. Với đặc trưng của một vùng đảo nhiệt đới, ẩm thực Bali không chỉ bắt mắt mà còn bổ dưỡng và nhiều hương  vị. Du khách có thể tìm thấy rất nhiều món ăn đặc trưng với các loại nguyên liệu phong phú từ nhà hàng cao cấp đến quán ăn bình dân tại Bali. 

Ẩm thực Bali mang đậm bản sắc văn hóa đạo Hồi nhưng được hòa quyện cùng các nguyên liệu đa dạng bản địa tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc và đậm đà hương vị. Một số món ăn đặc trưng du khách nên thưởng thức khi đến Bali:

Món cơm nước cốt dừa (Nasi Uduk): nguyên liệu chính là cơm được nấu với nước cốt dừa tạo nên vị béo ngọt đặc trưng, ăn kèm với thịt, cá, thịt gà, trứng, bánh quy giòn và nước sốt ớt. 

 

Món Sate Lilit trứ danh
 
Món Urap Urap: là sự kết hợp hoàn hảo giữa các loại rau rừng vùng nhiệt đới cùng dừa, ớt. Món ăn này không chỉ đẹp mắt mà còn bổ dưỡng, nhiều hương vị. Đây là món ăn khá phổ biến mà du khách có thể tìm thấy tại bất kỳ hàng quán nào ở Bali.

Món Sate Lilit: nguyên liệu chính là tôm bóc vỏ, cá đã lọc xương, các loại hải sản được làm sạch, xay nhuyễn ướp với một hỗn hợp gia vị đậm đà. Hỗn hợp này sau đó được đắp bằng thân một loại chanh cỏ và xiên nướng. Đây được xem là món ăn bản địa khá đặc trưng ở Bali.

 

Món Babi Guiling là món ăn thường dùng để cúng tế đồng thời cũng là đặc sản tại hòn đảo này
 
Món Babi Guiling: là món ăn thường dùng để cúng tế. Nguyên liệu chính là heo sữa quay và gạo. 2 thành phần này được trộn cùng hỗn hợp gia vị đem quay trên lửa lớn trong suốt 5 giờ liền. 

Bạn yêu thích hội hè? Bạn muốn tìm sự thanh tịnh trong tâm hồn? Hay đơn giản bạn thích khám phá những nền văn hóa bản địa đặc sắc? Đến với Bali bạn sẽ được trải nghiệm tất cả những điều này.

 
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Xem thêm

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger