VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

TỪ DỤ HOÀNG THÁI HẬU - HÌNH MẪU ĐẠO ĐỨC CỦA HOÀNG GIA NHÀ NGUYỄN

Từ Dụ Hoàng Thái hậu xuất thân từ dòng họ Phạm Đăng Thị tại giồng Sơn Quy thuộc tỉnh Tiền Giang. Bà là trưởng nữ của Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, mẹ là Đức Quốc phu nhân Phạm thị. Thuở nhỏ bà có tên là Phạm Thị Hằng, sinh ngày 9/5/1810. Lúc thiếu thời bà thích đọc sách, thông kinh sử và có lòng hiếu thảo (Nguồn: trithucvn.net).

>>> Đọc thêm: Đại Nội Kinh Thành Cố Đô – Huế
 


Tượng Từ Dụ Hoàng Thái hậu tại bệnh viện Từ Dũ, thành phố Hồ Chí Minh


Bà Phạm Thị Hằng tiến cung và được Thuận Thiên Cao Hoàng hậu tác hợp với cháu nội của mình là Nguyễn Phúc Miên Tông, sau này là vua Thiệu Trị. Nhờ cư xử lễ nghĩa, hiểu chuyện, Phạm Thị Hằng nhanh chóng được sắc phong Nhất giai Quý Phi - đứng đầu các tước Phi thuộc hàng nhất giai. Bấy giờ các quan có điều gì tâu lên vua, bà đều ghi nhớ, khi vua hỏi đến bà đều có thể thuật lại đầy đủ, vua Thiệu Trị rất yêu quý nên không gọi tên bà mà gọi là Phi.
 

Trong Hoàng cung, Quý Phi chăm nom yêu quý tất cả con cái của mình cũng như con của các phi tần khác, đều xem là con mình, không phân biệt đối xử, khiến tất cả đều coi bà là mẹ, tiếng hiền trong cung đồn xa khiến ai cũng cảm phục.

>>> Đọc thêm: Nam Phương Hoàng Hậu - "Hương Thơm Miền Nam" Khiến Vua Bảo Đại Sau Mê Một Thời

Năm 1847 vua Thiệu Trị ốm nặng, bà ngày đêm túc trực thuốc thang không nghỉ. Vua Thiệu Trị mất, con bà là Thái tử Hồng Nhậm lên ngôi tức vua Tự Đức. Vua Tự Đức nhiều lần ngỏ ý tấn tôn cho mẹ nhưng bà đều từ chối. Năm 1849 nhân dịp khánh thành cung Gia Thọ, bà mới thuận nhận tôn hiệu Hoàng Thái hậu, hiệu là Từ Dụ. “Từ” là tình thương của người trên đối với kẻ dưới, “Dụ” là giàu có, đầy đủ. Sau này nhiều người hay phát âm chệch đi thành Từ Dũ. 

 


Tranh phác họa Từ Dụ Hoàng Thái Hậu


Trong sử sách các Triều đại nhà Nguyễn, Từ Dụ Hoàng Thái hậu được xem là hình mẫu đạo đức của hoàng gia. Bà có lòng nhân từ đức độ hiếm có, luôn lo nghĩ cho nhân dân. Theo một vài tài liệu chép lại, Hoàng thái hậu khi được triều đình phụng dưỡng bằng những của ngon vật lạ, bà đều từ chối hoặc dùng rất tiết kiệm, vì bà cho rằng đó đều là mồ hôi của nhân dân, không thể lãng phí, chi bằng cất giữ để nhà nước dùng khi cần đến. Do đó, Hoàng thái hậu có một cuộc sống rất bình dị, mộc mạc, mọi thứ đồ dùng đều giản đơn nhất có thể, mỗi việc bà làm đều vì đất nước, con dân.

Theo sách “Chín đời chúa, mười ba đời vua Nguyễn” thì Từ Dụ Hoàng Thái hậu chủ trương không xen vào việc triều chính, nhưng luôn ở bên cạnh con để bảo ban khuyên nhủ đạo lý làm vua. Bà thường khuyên vua “phải dùng những ông quan thanh liêm, có lòng nhân nghĩa để lương dân bớt khổ”.

>>> Đọc thêm: 4 Lăng Tẩm Thu Hút Nhất Tại Cố Đô Huế

 

Mộ Từ Dụ Hoàng Thái hậu tại cố đô Huế
 

Từ Dụ Hoàng Thái hậu không chỉ là một bậc mẫu nghi thiên hạ đoan chính đức độ, nuôi dạy con tốt, mà tự mình còn làm gương cho con dân. Từ Dụ Hoàng thái hậu mất năm 1902 thọ 92 tuổi, được dâng tên thụy là Nghi Thiên Tán Thánh Từ Dụ Bác Huệ Trai Túc Tuệ Đạt Thọ Đức Nhân Công Chương hoàng hậu.

Triều đình cử hành đại lễ an táng bà trong Xương Thọ Lăng. Hiện toàn thể khu lăng này tọa lạc tại chân một dãy núi thấphuyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách Kinh thành Huế chừng 8km
(Nguồn: Wikipedia).

Cho đến ngày nay, cuộc đời Từ Dụ Hoàng Thái hậu vẫn được bao phủ bởi rất nhiều giai thoại, và cũng là cảm hứng cho bộ phim điện ảnh cung đấu đầu tiên của Việt Nam ra đời - Phượng Khấu, một bộ phim sẽ mang đến cái nhìn sống động hơn về chốn thâm cung bí sử.

Xem thêm:


Gia Long Và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu - Câu Chuyện Đằng Sau Mộ Song Táng Trong Thiên Thọ Lăng

Ngôi Đền Có Cá Khổng Lồ Canh Giữ Ở Thái Lan Và Tượng Rồng Khổng Lồ Quấn Quanh Tòa Nhà Ở Công Viên Hồ Thủy Tiên - "Mỗi Bên Một Vẻ Mười Phân Vẹn Mười"

Ghé Thăm Cố Đô Nên Mua Gì Làm Quà

Hoàng Hôn Bên Phá Tam Giang - Miên Man Tình Tự Một Huế Mộng Mơ

Đến Huế Thưởng Thức Ẩm Thực Cung Đình

Bảo Đại - Vị Vua Cuối Cùng Cùa Triều Nguyễn

Từng Có Một Chàng Bảo Đại Nguyện Vì Nàng Nam Phương Mà Xóa Bỏ Hậu Cung


 

Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Xem thêm

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger