VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

TRUYỀN THỐNG MUA MỘT TRẢ GẤP ĐÔI Ở THỔ NHĨ KỲ

Người Thổ Nhĩ Kỳ lạ lùng lắm, họ thích uống trà cả ngày, khoái “tán dóc” qua ô cửa sổ, yêu xem đấu vật dầu olive, đấu vật lạc đà và… giữ cho mình thói quen mua 1 trả tiền 2 hàng trăm năm qua. Đặc biệt, mua 1 trả tiền 2 hay “bánh mì treo” là thói quen tốt đẹp mà người Thổ nào cũng tự hào nhưng chưa bao giờ tự khoe, tự mãn.

>>> Đọc thêm: Top Những Món Ngon Nhất Định Phải Thử Khi Đến Thổ Nhĩ Kỳ
 


Askıda ekmek là câu chuyện bắt đầu từ bánh mì, một loại thức ăn cực kỳ quan trọng với đời sống của người Thổ

Truyền thống xuất phát từ niềm tin tôn giáo

Như đúng tên gọi của mình, Askıda ekmek là câu chuyện bắt đầu từ bánh mì, một loại thức ăn cực kỳ quan trọng với đời sống của người Thổ mà theo nhà tiên tri Muhammed bánh mì chính là Nimet, 1 loại phước lành được trao gửi từ Đức Thiên Chúa. Nếu một mẩu bánh mì vô tình rơi xuống đất, nó phải được nhặt lên ngay lập tức trước khi đặt nó ở nơi nào đó cao hơn. Một số người còn hôn mẩu bánh mì đó để thể hiện sự tôn trọng của mình.

Người Thổ nướng bánh mì trắng 2 lần 1 ngày, vào mỗi bữa ăn người ta thường chuẩn bị 1 giỏ bánh mì tươi cắt lát sẵn sàng cho mọi người thưởng thức. Nếu bánh mì còn thừa sau bữa ăn, họ sẽ không vứt đi mà cho vào túi đựng treo bên hàng rào để những ai cần có thể dễ dàng lấy bánh mì treo về dùng mọi lúc. Đó là câu chuyện về bánh mì treo – Askıda ekmek, một truyền thống mà ngay cả người bản xứ cũng không biết thời điểm ra đời chính xác của nó nhưng nhiều người khẳng định truyền thống có mối liên hệ mật thiết với văn hóa, tôn giáo của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ.
 


Pay it Forward" (Trả trước) hay mua một trả gấp đôi, bắt nguồn từ truyền thống kéo dài hàng trăm năm của người dân nơi đây - Askıda ekmek (bánh mì treo)
 

Nhà sử học Febe Armanios thuộc trường Middlebury – Vermont của Mỹ sau một thời gian nghiên cứu về truyền thống, con người, văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng thói quen này xuất phát từ thời Ottoman, thời điểm mà khái niệm Zakat – Bố thí cho người nghèo, thuộc 1 trong 5 bổn phận của các tín đồ Hồi giáo vô cùng thịnh hành, được nhiều người dân thực thi.

Thậm chí, các tiểu vương Ottoman còn nương theo sự tôn trọng của mọi người với bánh mì để tạo lập các chính sách cai trị, thu hút sự trung thành từ dân chúng. Hoàng gia Ottoman tin rằng nếu 1 người dân được bảo đảm về cuộc sống ấm no thì họ sẽ ít có khả năng chống đối. Cho nên, ngoài việc cổ vũ người dân thực hiện truyền thống Askıda ekmek, chính quyền Ottoman còn nỗ lực kiểm soát giá cả của bánh mì, các mặt hàng nhu yếu phẩm khác, cử người điều hành việc mua bán bánh mì để đảm bảo giá cả, chất lượng bánh mì ở mức tốt nhất.

>>> Đọc thêm: 
Nếu Chỉ Có Một Ngày Ở Istanbul

 

Askida ekmek thời hiện đại
 

Du khách đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ nếu tới Istanbul, ghé qua tiệm bánh mì địa phương ở Göztepe, Kadıköy, mọi quy trình làm bánh đều được thực hiện trong khu vực gần lò nướng bằng gỗ. Xung quanh quán là 1.200 ổ bánh mì mà họ sản xuất mỗi ngày. Giữa sự ồn ào, đông đúc của người bán kẻ mua, đôi khi bạn sẽ thấy người chủ lại đưa cho ai đó một ổ bánh mì mà không lấy tiền. Lúc khác, một khách hàng trả tiền cho hai chiếc bánh, nhưng lại chỉ lấy một.
 


Tiệm bánh mì địa phương ở Göztepe, Kadıköy
 

Đó chính là hình thức "Pay it Forward" (Trả trước) hay mua một trả gấp đôi, bắt nguồn từ truyền thống kéo dài hàng trăm năm của người dân nơi đây - Askıda ekmek (bánh mì treo). Hình thức hoạt động là: bạn đến một tiệm bánh và trả tiền cho hai chiếc bánh mì. Khi trả tiền, bạn nói với người bán rằng bạn muốn đóng góp một chiếc bánh cho người nghèo. Chiếc bánh thứ hai sẽ được gói lại, treo lên trên. Khi có ai tới hỏi "có bánh mì treo trên móc không", nếu có, chủ cửa hàng sẽ đưa cho họ. Người này được nhận bánh miễn phí. Người tặng và người nhận đều ẩn danh, do đó những người cần hỗ trợ bánh mì đều không cảm thấy mình bị tổn thương hay xấu hổ.

Danh tính của những người làm từ thiện sẽ không được tiết lộ để tránh phân biệt giàu nghèo. Ngay từ rất sớm, trong các xã hội Hồi giáo truyền thống, các tảng đá từ thiện được khoét lỗ đã được đặt trong sân nhà thờ Hồi giáo để người làm từ thiện bỏ tiền vào. Ngày nay, các tảng đá này được thay bằng các trang web được điều hành bởi các tổ chức từ thiện.
 


Hình thức hoạt động là: bạn đến một tiệm bánh và trả tiền cho hai chiếc bánh mì. Khi trả tiền, bạn nói với người bán rằng bạn muốn đóng góp một chiếc bánh cho người nghèo
 

Hầu hết những bữa ăn của các gia đình Thổ Nhĩ Kỳ thường có một giỏ đựng bánh mì tươi cắt lát. Họ không bao giờ vứt thức ăn thừa, mà cẩn thận gói ghém cho vào túi, treo bên hàng rào, dành cho những ai cần.

Ngày nay, tinh thần bánh mì treo Askıda ekmek được người dân Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục phát triển và mở rộng với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, mục đích chính của họ vẫn là làm việc thiện, mang lại hạnh phúc cho người khác.99

Xem Thêm: 


Kinh Nghiệm Du Lịch Thổ Nhĩ Kỳ Bổ Ích


Ghé Thăm Istanbul, Nơi Hàng Chục Nghìn Con Mèo Hoang "Cai Trị"

Thuật Xăm Mình Bằng Sữa Mẹ Của Phụ Nữ Thổ Nhĩ Kỳ

Hoa Mắt Ở Chợ Grand Bazaar Istanbul

 

Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Xem thêm

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Visa du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger