VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

THÁP BÀ PONAGAR - TÒA DI TÍCH CỔ CỦA NGƯỜI CHĂM CÒN SÓT LẠI GIỮA LÒNG NHA TRANG

Quần thể tháp Bà Ponagar với kiến trúc độc đáo đậm nét văn hóa Chăm Pa cổ, ghi dấu cho một thời kỳ Hindu giáo phát triển rực rỡ đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua dành cho du khách khi đến du lịch Nha Trang.

>>> Đọc thêm: 5 Điểm Du Lịch Bậc Nhất Miền Trung

Sơ lược về tháp Bà Ponagar

Tháp Bà Ponagar
nằm ở đường 2/4, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nhìn từ phía xa du khách sẽ dễ dàng nhìn thấy một khu tháp uy nga tọa lạc trên quả đồi nhỏ bên bờ sông Cái hiền hòa, có độ cao 50m. Tháp Bà Ponagar nằm ngay trong trung tâm thành phố biển Nha Trang xinh đẹp, vì thế du khách có thể dễ dàng đến thăm và chiêm ngưỡng công trình kiến trúc được trang trí tinh xảo, trang nhã.

 

Tháp Bà Ponagar uy nga tọa lạc trên quả đồi nhỏ bên bờ sông Cái hiền hòa

Khu di tích được xây dựng khoảng từ thế kỉ thứ X– XIII (thời kỳ đạo Hindu giáo) đang cường thịnh tại vương quốc Chăm cổ. Lúc đó nơi đây được xem là trung tâm tôn giáo thờ nữ thần Ponagar. Tên Ponagar chỉ là ngôi tháp lớn nhất, nhưng người dân nơi đây vẫn thường dùng để gọi chung cho cả quần thể khu tháp Bà. Thời xưa, người Chăm Pa xây dựng ngôi tháp này nhằm để thờ thần Ponagar. Bà là người sinh ra đất, nước, cây cối, thực phẩm, chăm lo cho đời sống cho người dân nên người Chăm xem bà như sự khởi nguyên của sự sống.
 

Người Chăm Pa xây dựng ngôi tháp này nhằm để thờ thần Ponagar

>>> Đọc thêm: Đặc Sản Miền Trung - Một Khi Đã Thử Thì Khó Lòng Quên

Sự tích thần Ponagar - Thiên Y Thánh Mẫu theo người Việt


Thần Ponagar (Thiên Y Thánh Mẫu)
 
Ponagar là nữ thần Hindu giáo của người Chăm nhưng cũng được người Việt thờ kính và gọi là Thiên Y Thánh Mẫu. Người Việt lại có truyền thuyết riêng về bà: “Bà Thiên Y giáng sinh ở núi Ðại An (cạnh núi Cù Huỳnh) thuộc làng Ðại An, tỉnh Khánh Hòa. Nơi ấy có đôi vợ chồng già không có con, trồng dưa sống qua ngày. Dưa chín thì hay mất quả, hai vợ chồng lấy làm lạ, mới rình bắt được một bé gái độ hơn mười tuổi hái trộm dưa chơi dưới trăng. Hai vợ chồng mang bé về nuôi, thường vẫn nâng niu âu yếm chẳng khác gì con ruột.

Một ngày kia trời làm lụt, cảnh vật buồn tênh, nàng mới sực nhớ đến Tam Ðảo, một cảnh thần tiên cũ, liền hái hoa quả, chọn đá xây một hòn giả sơn để ngắm; ông già thấy vậy nổi giận mắng nàng. Trong khi đang hối hận buồn rầu, gặp lúc hồng thủy trôi nổi cây kỳ nam đến, nàng bèn biến thân vào khúc gỗ kia, mặc cho dòng nước cuốn ra biển rồi trôi dạt vào bờ Bắc Hải (Trung Quốc). Dân cư ở đó lấy, nhưng quá nặng không khiêng nổi. Lúc ấy có một vị Thái tử Trung Hoa, tuổi chừng hai mươi đang buồn rầu vì đã từng trèo non lặn suối mà chưa tìm được một ý trung nhân, nghe tin ấy liền lấy xe đi đến bờ bể, tự mình đỡ cây kỳ nam, đưa vào nội điện, thường hay vỗ về khi nhàn rỗi. Một đêm trăng, hương thơm ngào ngạt, Thái tử trông thấy bên cạnh cây kỳ nam một bóng người khi ẩn khi hiện. Một đêm kia, Thái tử lén ra đó chờ một hồi lâu, khi bóng mỹ nhân hiển hiện thì ôm choàng lấy ngay, không tránh được, nàng phải bày tỏ sự tình. Sáng hôm sau nửa mừng nửa lo, Thái tử vào tâu với Phụ hoàng, vua cha ngạc nhiên, truyền bói một quẻ, gặp quẻ đại cát cho Thái tử kết hôn với nàng.

Hai vợ chồng thái tử ở với nhau đã lâu sinh hạ được một hoàng nam tên là Tri và một công chúa tên là Quý. Nhưng một ngày kia, nàng nhớ quê cũ mới đem hai con đi, lại biến thân vào gỗ trầm, mặc cho dòng nước xuôi về Nam, đến chân núi Cù Huỳnh, tìm lại ngôi nhà xưa ở mé núi. Cảnh vật đổi dời, song thân đã khuất, nàng ở lại, sửa sang vườn tược, lập nhà thờ phụng cha mẹ. Dân trong vùng dại dột không biết tìm kế sinh nhai hay hại lẫn nhau, bà mới đặt ra lễ phép dạy dân làm ăn, cách sinh dưỡng rồi sau khi cho chạm tượng để lại ở chóp núi, Bà cưỡi chim loan lên tiên giới.

Bên Bắc triều, thấy vợ đi không trở lại, Thái tử cho người chèo thuyền đi tìm. Khi gần tới nơi, thủy thủ tỏ vẻ hống hách, dọa nạt dân trong vùng và không biết kính cẩn tượng thần Bà, nên bị trời phạt, thổi một trận cuồng phong đánh đắm thuyền ấy ở cửa biển Ðại An. Ngày nay nơi đó nổi lên một gò đá khắc chữ “khoa đẩu” (chữ Hời) xem khó hiểu. Cũng từ hồi ấy trở đi, trên cù lao Yến thường có thần hiển linh, cứu nhân độ thế, cầu xin gì cũng được, nên dân trong vùng khắp xa gần đều thiết bàn thờ phụng.”


>>> Đọc thêm: Kỳ Co - Thiên Đường Maldives Của Việt Nam

Kiến trúc Tháp bà Ponagar

Tổng thể kiến trúc của tháp Bà Ponagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên.

 
  + Tầng thấp, ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng, ngày nay không còn nữa. Từ khu vực này có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.
 

Tầng đầu tiên nay đã không còn nữa
 
  + Tầng giữa hay gọi là Mandapa (tức là nhà khách, nhà tĩnh tâm) đây chính là nơi dành cho khách hành hương nghỉ ngơi, chuẩn bị lễ vật, trang phục trước khi thực hiện nghi lễ ở điện chính. Mandapa dài 20m, rộng 15m, gồm 4 hàng cột hình bát giác (bao gồm 10 cột lớn có chiều cao 3m, đường kính bằng một vòng tay người ôm và 12 cột nhỏ thấp hơn). Trên thân các cột lớn có các lỗ mộng, khoét sâu vào thân cột, đối xứng ngang bằng với đỉnh của các cột nhỏ.
 

Tầng giữa hay gọi là Mandapa (tức là nhà khách, nhà tĩnh tâm) đây chính là nơi dành cho khách hành hương 
 
  + Tầng trên cùng là nơi tọa lạc của các ngôi tháp. Hai dãy tháp được xây dựng theo kiểu Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính, được bao bọc xung quanh bởi các bức tường gạch. Mỗi dãy gồm 3 ngôi, tuy nhiên 3 ngôi phía sau chỉ còn lại 1 nên hiện nay chỉ còn 4 tháp. Tháp được xây dựng từ gạch đất nung, những viên gạch gắn khít với nhau một cách khác biệt, dường như chúng dính chặt vào nhau mà không cần đến bất kỳ loại chất liệu kết nối nào. Đây cũng là điểm đặc biệt chưa thể lí giải dù đã có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện. Trên tháp có nhiều đường góc cạnh và được trang trí bởi các họa tiết rất phong phú và mang đặc trưng tín ngưỡng người Chăm như thần Shiva, Ponagar, các loài linh vật…
 

Tầng trên cùng là nơi tọa lạc của các ngôi tháp
Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23m và đó cũng chính là tháp Ponagar thờ vị thần cùng tên. Tháp có 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá. Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương và xa hơn nữa là bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chăm Pa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi.
 

Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23m
 
Trong giai đoạn xâm lược người Pháp đã lấy mất đầu tượng, nay chỉ còn đầu tượng bằng xi măng vẽ mặt. Rải rác quanh di tích còn có một số tượng người, tượng thú... Trên đỉnh tháp có tượng thần Shiva cưỡi bò thần Nandin, và các tượng linh vật như chim thiên nga, dê, voi…. Mặt ngoài tường tháp lại được trang trí bởi những hình điêu khắc vào đá như những vũ công, người chèo thuyền, xay gạo hay đi săn với cung tên. 

Cửa chính tháp ở phía đông dẫn vào một tiền sảnh, ở hai bên cửa có hai trụ đá được khắc truyền ký, đỡ một phiến đá hình thuẫn có khắc hình nữ thần Durga đang múa giữa hai nhạc công. Bên trong tháp tối và lạnh. Cuối tháp có một bệ thờ bằng đá bên dưới tượng Bà Ponagar với mười cánh tay. Hai bàn tay dưới đặt trên hai đầu gối, các bàn tay khác thì cầm những vật dụng như đoản kiếm, mũi tên, chùy và cây lao ở bên phải và chuông, đĩa, cung, tù và ở bên trái.

>>> Đọc thêm: Đà Nẵng - Thành Phố Của Những Cây Cầu

 

Nữ thần Durga đang múa giữa hai nhạc công
 
Các tháp khác thờ: thần Shiva (một trong ba vị thần tối cao của Hindu giáo), thần Sanhaka, thần Ganesha đầu voi (con trai thần Siva). Trong quá trình chiêm ngưỡng các ngôi tháp, du khách sẽ được những truyền thuyết thú vị về tháp Bà Ponagar hay đắm chìm giữa những giai điệu đặc sắc được hòa tấu từ các loại nhạc cụ độc đáo của người Chăm cũng như các điệu múa duyên dáng của họ.
 

Điệu múa duyên dáng của người Chăm

Ngoài ra, du khách còn có thể mua một vài món đồ để làm kỉ niệm hay làm quà cho bạn bè, người thân trong khu vực bán đồ truyền thống, hàng lưu niệm hấp dẫn nơi đây. 
 

Khu bán hàng lưu niệm tại Tháp Bà Ponagar

Lễ hội tháp Bà Ponagar

Lễ hội tháp Bà Ponagar
được diễn ra từ 20 – 23/03 âm lịch hàng năm. Người Chăm, người Kinh từ khắp mọi nơi, mang theo lễ vật, hành hương về tháp Bà Ponagar Nha Trang, thành tâm cúng bái bày tỏ lòng biết ơn đối với một người phụ nữ có tầm quan trọng đối với dân tộc.

 

Lễ hội tháp Bà Ponagar được diễn ra từ 20 – 23/3 âm lịch hàng năm

Các nghi lễ chính bao gồm lễ mộc dục và lễ tế gia quan, được diễn ra trang nghiêm. Buổi tối sẽ có lễ thả hoa đăng. Ngoài ra, nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn cũng được tổ chức như múa Chăm, múa bóng, trình diễn nghề dệt thổ cẩm, gốm cổ truyền…. Lễ hội này được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia và là lễ hội văn hóa dân gian lớn nhất tại Nha Trang.
 

Lễ hội tháp Bà Ponagar là lễ hội văn hóa dân gian lớn nhất tại Nha Trang

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, trải qua sự băng hoại của thời gian, quần thể tháp Bà Ponagar vẫn hiên ngang đứng đó, tạo nét đẹp hoài cổ cho tộc người Chăm nói riêng và người dân Nha Trang nói chung.

Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích
Tên Tour Ngày khởi hành Giá Tour
TOUR NHA TRANG VUI CHƠI GIẢI TRÍ VINWONDER - TATA SHOW – I RESORT – THÁP BÀ PONAGAR ĐẲNG CẤP VINPEARL BEACHFRONT 5 SAO - ĐÃ BAO GỒM VÉ MÁY BAY

31/01/2025

5.490.000

TOUR NHA TRANG CAO CẤP - KHÁCH SẠN ĐẲNG CẤP VIRGO 5* - BÃI DÀI – BÙN KHOÁNG NÓNG I-RESORT - VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC - LONG SƠN TỰKhuyến mãi

28/02/2025

3.990.000

TRẢI NGHIỆM TOUR XUỐNG BIỂN LÊN RỪNG - NHA TRANG - ĐÀ LẠTHOT

01/05/2025

5.990.000

NHA TRANG - ĐÀ LẠT

31/07/2025

3.480.000

THÀNH PHỐ BIỂN NHA TRANG - KDL TRĂM TRỨNG – HÒN LAO ĐẢO KHỈ

31/07/2025

2.205.000

NHA TRANG KHÁM PHÁ VINPEARL HARBOUR ĐẲNG CẤP XAVIA HOTEL 4 Sao

02/08/2025

2.990.000

TOUR NHA TRANG CAO CẤP ĐÃ BAO GỒM VÉ MÁY BAY - KHÁCH SẠN ĐẲNG CẤP VIRGO 5* - BÃI DÀI – BÙN KHOÁNG NÓNG I-RESORT - VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC - LONG SƠN TỰ

31/12/2025

4.990.000

CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH THƯỢNG SƠN HẠ THỦY - CASA MAYA BÃI KINH – NHA TRANG - BÙN KHOÁNG I-RESORT – KHÁNH SƠN – THÁC TÀ GỤ TÔ HẠP – ĐÀ LẠT – AN SƠN HỒ - MÊ LINH COFFEE GARDENHOT

31/12/2025

5.190.000

CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TANYOLI MŨI DINH - VĨNH HY - CASA MAYA BÃI KINH - BÌNH LẬP - BÌNH TIÊN - THƯỞNG THỨC HẢI SẢN - DẠO CUNG ĐƯỜNG BIỂN ĐẸP NHẤT VIỆT NAM

31/12/2025

4.490.000

Xem thêm

Xem thêm

Thông tin du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger