VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

NHỮNG NGHỆ THUẬT CHẾ BIẾN CƠM NGUỘI ĐỘC ĐÁO Ở NHẬT BẢN

Nhật Bản - đất nước của những tinh hoa. Với bản tính cần mẫn, tỉ mỉ, đam mê cái đẹp của mình, người Nhật đã biến những thứ tưởng như tầm thường nhất thành những kiệt tác nghệ thuật, một cành củi khô cũng thành nghệ thuật cắm hoa I-kê-ba-na, một mảnh giấy vụn cũng thành bức tượng điêu khắc giấy Origami, ... và, cả một bát cơm nguội cũng được chăm chút để thành kiệt tác.

>>> Đọc thêm: Ăn Sushi Theo Phong Cách Nhật Bản 

Nghệ thuật cơm tô – Donburi

Một tô cơm nguội người Nhật cũng bài trí rất tỉ mỉ, đẹp mắt. Theo nhiều nhà nghiên cứu, Donburi có từ thời Edo (Giang Hộ), xuất phát từ các xóm chài nghèo. Người dân thường ăn chung cơm và thức ăn trong một chiếc bát cho tiện, tránh bày nhiều đĩa, tô. Người ta xới cơm, rồi xếp đặt thức ăn theo thứ tự thật đẹp mắt, đôi khi chan thêm ít nước súp nghêu, hoặc rắc trứng cá lên mặt. Ngày nay, Donburi được phân thành nhiều loại, trong đó, sẽ có một món chính và các món kèm, như cơm lươn thì lươn là chính, kèm theo là củ cải muối, hành lá, dưa leo, cơm trứng cá thì trứng cá là chính, kèm thêm vài lát cá hồi, ớt sừng tăng vị thơm béo. 

 
Phần cơm Ngũ Phúc - gồm năm loại thực phẩm ăn kèm may mắn: cá hồi, cá ngừ, mực lá, thanh cua và trứng đúc

Phần cơm tô Donburi được du khách yêu thích nhất là Donburi hải sản sống gồm: cá hồi, cá ngừ, mực, bạch tuộc, tôm hấp, nghêu và trứng cá. Kế đến là Donburi bò hầm cà ri, ngoài bò và cà ri kiểu Nhật, còn thêm rong biển, hành lá, cần tây.
 
Donburi hải sản sống


Donburi bò xào cà ri

Tuy nhiên, du khách VYC Travel khi đến Nhật lại ưa thích nhất là cơm tô lươn (Unari Donburi). Con lươn Nhật to đòn, thịt dày, ngọt, béo mà không ngấy, được xẻ ra ướp nước tương, tiêu và nướng lửa liu riu, gan lươn hơi đăng đắng và thơm bùi được băm nhỏ, sốt sền sệt với hành lá. Người Nhật rất giỏi khi ướp thịt lươn thơm phức nhưng vẫn không khử mất vị tươi ngọt tự nhiên.
 
Donburi lươn nướng

>>> Đọc thêm: 10 Món Ăn Tuyệt Vời Ở Kyoto

Nghệ thuật cơm chan nước sôi – Ochazuke

Một kiểu xử lý cơm nguội khá độc đáo là cơm chan nước sôi (hoặc nước trà xanh) Ochazuke. Nhiều quan niệm cho rằng, kiểu ăn cơm này xuất phát từ các quán rượu. Người Nhật xưa ít uống rượu mà ăn kèm nhiều món như Trung Hoa hay Việt Nam. Họ thường tề tựu ở các tửu quán, uống sa-kê (rượu gạo trắng) và chỉ ăn kèm một chút đồ ăn như bánh gạo, rong biển sấy, bánh nếp lá dong hoặc vài lát khoai lang rưới mật. Vì vậy, sau mỗi cuộc rượu ra về, bụng thường đói cồn cào. Khách quen xin cơm nguội của chủ quán rồi chan nước trà sôi vào ăn cho nóng. Họ thường trút cả những phần ăn thừa vào tô: rong biển, lạc rang, dưa chuột muối, bánh dày, ... Tuy nhiên, vì trà xanh kị một số vị nên sau này thường chan nước sôi thôi. Và chủ quán rượu, tất nhiên sẽ nhanh nhạy nắm bắt khoản lợi nhuận trời cho này, họ không cho không nữa mà tranh thủ bán cơm nguội giá rẻ, tặng kèm nước sôi. 

 
Cơm chan nước sôi – nghệ thuật từ món cơm nguội giản dị

Từ đó Ochazuke ra đời. Nhiều du khách thích món này và lần nào tới Nhật cũng phải thử. Theo họ, được ăn một tô cơm chan nước sôi sau mấy tuần sa-kê nóng bên bạn bè giữa trời đông Kyoto thật thú vị. Cơm vị thanh mát, không dầu mỡ, không có vị súp gây béo, lại trang trí rất tao nhã. 
 
Donburi trứng cá hồi rong biển ăn kèm mơ muối

Hiện có nhiều vị cơm, nhưng theo du khách VYC Travel du lịch Nhật trở về, thì đa số thích nhất là cơm chan nước sôi ăn kèm với rong biển, thanh cua, bánh dẻo vị mực, đậu phụ rán hoặc cá hồi sấy.
 
Cơm nước sôi cá hồi, đậu phụ rán, rong biển khô

>>> Đọc thêm: Kỳ Công Chăn Nuôi Bò Kobe Lừng Danh 

Nghệ thuật cơm nắm – Onigiri

Để có thể mang theo lương thực trên quãng đường dài hoặc khi đi đánh bắt xa bờ vài ba ngày, khó lòng nấu nướng, dọn dẹp, người Nhật từ thời Nara (Nại Lương) đã nghĩ ra cách làm cơm nắm. Vẫn là loại nếp dẻo dùng làm sushi nhưng người Nhật bóp tròn thành những viên hình cầu như viên bi sắt hoặc những miếng cơm tam giác rồi cuộn trong một lát rong biển khô, vừa có tác dụng hút bớt nước, vừa để khỏi dính tay khi cầm. Khi ăn, người ta chan chút nước tương hoặc ít muối vừng (mè) lên mà ăn ngay cho nhanh để còn làm việc khác.

 
 
Cơm nắm - đỉnh cao nghệ thuật ẩm thực và tạo hình Nhật Bản

Cơm nắm Nhật Bản theo chân những người Nhật bận rộn và ngày nay đã trở thành một nghệ thuật. Người Nhật làm cơm nắm có nhân. Nhân thường làm từ ruốc cá hồi, nấm hương, vụn đậu phụ rán, ... Phần vỏ thay vì cơm trắng, ngày nay còn làm từ cơm trộn đậu đỏ, đậu xanh, cơm nếp cẩm, ... 
Một khay cơm nắm có nhiều vị nhân lại có nhiều màu sắc cho lớp áo tuyệt đẹp.

 

Cơm nắm đã vượt qua một nắm cơm giản dị trở thành một món ăn chứa đựng sự tỉ mẩn, cầu kỳ của tính cách Nhật Bản
 
Từ ba món cơm nguội, người Nhật thế hệ trước đã dày công chăm chút thành những kiệt tác nghệ thuật. Đáng quý hơn, dù nhịp sống tất bật, nhưng người trẻ Nhật Bản hiện đại vẫn giữ gìn và phát huy, sáng tạo, cải tiến các món cơm cổ truyền của cha ông, tạo nên những kiểu cách hưởng dùng ẩm thực giản dị, tiết kiệm thời gian, công sức, nguyên liệu, nhưng vô cùng hấp dẫn vì sự tinh tế, thanh nhã của mình.

Xem thêm:

Kinh Nghiệm Mua Đồ Điện Tử Khi Đi Nhật Dành Cho Du Khách

7 Lợi Ích Khi Chọn Đi Tour Nhật Bản 

Quay Trờ Về Tuổi Thơ Cùng Bộ Truyện Tranh DoraemonTại Bảo Tàng Fujiko.F.Fujio

Thiên Hoàng Minh Trị - Bậc Minh Quân Tạo Nên Sự "Thần Kỳ Nhật Bản"

Bánh Mochi - Niềm Tự Hào Của Người Dân Nhật Bản 

Các Lâu Đài Nổi Tiếng Ở Nhật Bản 

Các Địa Điểm Vui Chơi Ở Nhật Bản

Anime, Manga - Văn Hóa Đại Chúng Nổi Tiếng Nhật Bản

Những Làng Cổ Đẹp Nhất Nhật Bản 

Điều Làm Nên Tinh Thần Võ Sĩ Đạo Samurai Nhật Bản Suốt Bao Thế Kỉ Qua 



Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Xem thêm

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Visa du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger