VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

KHÁM PHÁ VƯƠNG QUỐC CHIM CÁNH CỤT Ở NAM CỰC

Nhắc đến lục địa Nam Cực hoang dã, mặc dù chưa từng đặt chân đến đây nhưng hầu như trong nhận thức của tất cả mọi người đều hình dung về cái lạnh lẽo bất tận và tuyết phủ trắng xóa quanh năm. Một nơi có thời tiết cực kỳ khắc nghiệt như vậy bất ngờ thay lại là vương quốc của các loài chim cánh cụt.

Bạn có bao giờ tò mò tại sao chim cánh cụt lại lựa chọn Nam Cực làm môi trường sống của chúng, và không những thế chúng còn sinh sản, phát triển trong điều kiện thời tiết như vậy không? Hãy cùng đến Nam Cực để khám phá nhé!

 

Cấu tạo và hình dạng của loài chim cánh cụt
Sở dĩ loài chim cánh cụt có thể tồn tại được trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Nam Cực bởi chúng có cấu tạo cơ thể đặc biệt giúp thích nghi với khí hậu lạnh.

Dưới lớp da chim cánh cụt là một lớp mỡ khá dày bao bọc, đây là điều quan trọng nhất giúp nó chịu lạnh. Bên cạnh đó, chúng có một lớp lông rất mịn, chống thấm nước tốt. Nhờ vậy chim cánh cụt có thể lặn xuống nước mà nước không ngấm vào da được. Hơn nữa, lớp lông mịn này là tồn tại một lớp không khí mỏng giữa da và lông có tác dụng chống lạnh rất tốt, nhất là khi chúng lặn xuống biển kiếm thức ăn. Chế độ ăn uống của chúng bao gồm loài nhuyễn thể, động vật giáp xác, cá nhỏ, mực,…

 

Hình dạng thường thấy ở loài chim cánh cụt là phần trắng ở bụng và phần sẫm bao phủ đằng sau lưng. Chúng sử dụng đôi cánh ngắn để làm chân chèo khi lặn ngụp dưới nước. Chân dùng để di chuyển trên mặt đất với dáng vẻ khá lạch bạch và đặc biệt loài cánh cụt biết tận dụng tấm bụng phía trước để trườn trên tuyết mỗi khi muốn đi với tốc độ nhanh hơn.

Tùy thuộc vào mỗi loài cánh cụt khác nhau, tuổi thọ của loài chim này vào khoảng từ 15 - 20 năm. Trong đó, chúng dành tới 75% cuộc đời của mình sống ở môi trường nước biển.


Các loài chim cánh cụt sinh sống tại Nam Cực
Tuy không phải là loài sinh vật duy nhất sinh sống tại Nam Cực nhưng chim cánh cụt lại là sinh vật đặc hữu của Cực Nam thế giới mà không có ở bất cứ một vùng đất nào khác. Phụ thuộc vào nguồn thức ăn ở đại dương, cách làm tổ và nuôi con, chúng sẽ sống ở những nơi riêng biệt như Nam Bán Cầu, Nam Cực hay cận Nam Cực,…

>>> Đọc thêm: Nam Cực - Nơi Không Chỉ Có Tuyết

Một số loài chim cánh cụt phổ biến bạn có thể tìm thấy ở Nam Cực gồm:

  + Chim cánh cụt Adélie: Là loài chim cánh cụt phổ biến dọc theo toàn bộ bờ biển Nam Cực. Chim cánh cụt này cao khoảng 46 đến 75 cm và cân nặng và 3,6 đến 6 kg với điểm khác biệt là vòng màu trắng xung quanh mắt và lông ở gốc mỏ, những lông dài che mỏ màu đỏ và có đuôi dài hơn đuôi chim cánh cụt khác.

 
Chim cánh cụt Adélie

  + Chim cánh cụt vua: Loài này sống dựa vào các đảo cận Nam Cực tại các phạm vi vươn tới phía bắc Nam Cực, South Georgia, và các đảo khác trong khu vực có khí hậu ôn đới. Đây là loài chim cánh cụt lớn thứ nhì, có trọng lượng khoảng 11 đến 16 kg.
 

Chim cánh cụt vua

  + Chim cánh cụt Macaroni: Loài này cư trú ở cận Nam Cực đến bán đảo Nam Cực. Đây là một trong sáu loài chim cánh cụt có màu với cái mào màu vàng nổi bật, mặt và lưng có màu đen và phần bụng màu trắng. Con trưởng thành cân nặng trung bình 5,5 kg và cao 70 cm.
 

Chim cánh cụt Macaroni

  + Chim cánh cụt hoàng đế: Chúng là loại chim lớn nhất và nặng nhất trong số tất cả những loài chim cánh cụt sống và đặc hữu ở Châu Nam Cực. Con trống và con mái có bộ lông và kích thước tương tự nhau, chiều cao đạt tới 122 cm và cân nặng từ 22 đến 45 kg. Đầu và lưng chúng màu đen, bụng và chân màu trắng, ngực màu vàng nhạt và tai màu vàng tươi.
 

Chim cánh cụt hoàng đế

  + Chim cánh cụt quai mũ: Loài chim cánh cụt này sống phân bố ở nhiều nơi trong đó có Nam Cực. Chúng có kích thước cơ thể dài đến 68 cm và cân nặng đến 6 kg. Tuy nhiên, trọng lượng của chúng có thể chỉ thấp ở mức 3 kg phụ thuộc vào chu kỳ sinh sản.
 

Chim cánh cụt quai mũ

Mặc dù chim cánh cụt vẫn sinh sôi và phát triển tại Nam Cực nhưng một số loài đã bị suy giảm quần thể do biến đổi khí hậu, môi trường sinh sống, thiếu nguồn hải sản và sự thiếu trách nhiệm trong việc bảo tồn loài động vật của con người.

Tập tính sinh sống của chim cánh cụt ở Nam Cực
Sống theo quần thể: Chim cánh cụt là loài sống theo quần thể, có tính xã hội cao, luôn tập trung theo bầy đàn. Mỗi quần thể có thể lên tới hàng chục nghìn con và các cá thể trong đàn có thể sưởi ấm cho nhau trước cái lạnh thấu xương ở Nam Cực.

Chim đực sẽ ấp trứng: Những con chim cánh cụt đực sẽ đảm nhận vai trò ấp trứng trong vòng khoảng hai tháng trong khi những con cái sẽ đi kiếm ăn trên biển. Trong suốt quá trình ấp, chim cánh cụt bố sẽ ngưng các hoạt động đời thường, chỉ chú tâm vào công việc bảo vệ trứng. Chúng dùng chất béo dự trữ trong cơ thể để duy trì sức lực. Thông thường, những con cánh cụt đực sẽ giảm mất một nửa trọng lượng cơ thể sau quá trình này. Khi kết thúc giai đoạn hai tháng, cánh cụt đực và cái sẽ luân chuyển vai trò để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

 

Chim cánh cụt đực ấp trứng

Cách giao tiếp của chim cánh cụt: Trong cộng đồng xã hội chim cánh cụt, chúng giao tiếp và trao đổi thông tin với nhau qua ngôn ngữ cơ thể bằng cách sử dụng đầu và chân chèo của mình. Đặc biệt, khi con cái bị lạc mất con hoặc con chúng chết, nó sẽ tìm cách “bắt cóc” con của gia đình khác mang về nuôi. Lí do giải thích hợp lí nhất có lẽ là do những con mẹ không chịu được nỗi đau mất con và phải tự lừa dối mình.

Khả năng bơi lội vô địch: Chim cánh cụt có thể bơi khoảng 15 dặm một giờ và lặn dưới nước với kỉ lục khoảng 20 phút. Thông thường loài chim cánh cụt nhỏ lặn không sâu, trung bình chỉ nhịn thở khoảng 1 - 2 phút để tìm kiếm con mồi. Tuy nhiên đối với loài lớn hơn, chúng có thể lặn tới độ sâu cần thiết trong khả năng của mình, trong đó phải kể đến loài chim cánh cụt hoàng đế với kỉ lục lặn tới 565m.

 

Chim cánh cụt bơi lội dưới đại dương

Khả năng ngụy trang khi săn mồi: Không ngẫu nhiên khi chim cánh cụt lại có một lớp lông đặc biệt ở trước bụng màu trắng và ở đằng sau lưng là màu sẫm. Đó là một cách ngụy trang trước con mồi của cánh cụt. Màu đen để che dấu khi lặn xuống vùng biển sâu màu tối, màu trắng để ẩn nấp trên những tảng băng hay vùng tuyết trắng buốt lạnh giá.

Tại sao phần lớn chim cánh cụt lại lựa chọn Nam Cực để sinh sống?
Trước tiên chim cánh cụt được biết là loài chim bơi dưới nước có nguồn gốc cổ xưa nhất. Do diện tích đất liền hẹp, mặt biển rộng, nên Nam Cực có thể coi là khu vực phồn thịnh nhất trong các thủy vực, với nguồn thức ăn phong phú, trở thành vùng đất tốt cho cánh cụt trú ngụ.

Bên cạnh đó do kết quả tôi luyện trong gió và bão tuyết qua hàng ngàn vạn năm, lông trên toàn thân của cánh cụt đã biến thành lớp dạng vảy gắn chặt, nước biển không những khó thẩm thấu, mà dù cho nhiệt độ có xuống tới -100 độ C, chim cũng không hề hấn gì. Đồng thời, lớp mỡ dưới da của nó rất dày, nên càng bảo đảm giữ nhiệt cho cơ thể.

Hơn nữa, ở Nam Cực có ít loài thú ăn thịt gây hại hơn cho chúng. Thế nên nơi đây nghiễm nhiên trở thành vùng đất an toàn cho loài chim cánh cụt sinh sống và phát triển.


 
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích
Tên Tour Ngày khởi hành Giá Tour
HÀNH HƯƠNG VỀ MIỀN ĐẤT PHẬT ẤN ĐỘ - NEPAL - THÁI LAN

01/10/2025

58.900.000

Xem thêm

Xem thêm

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Visa du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger