VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

KÊNH ĐÀO PANAMA – KỲ QUAN “THÉP” CỦA THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

Bắt đầu từ giấc mơ kết nối thế giới bằng cách xây dựng một tuyến biển qua hai lục địa, kênh đào Panama đã được xây dựng trong 3 thập kỉ bằng mồ hôi công sức của rất nhiều người. Năm 1994, kênh đào được Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ công nhận là 1 trong 7 thành tựu kỹ thuật xây dựng lớn nhất của thế giới hiện đại.

>>> Đọc thêm: 4 Điểm Nhất Định Phải Đến Khi Đi Du Lịch Panama

 

Kênh đào Panama nhìn từ trên cao

Sứ mệnh kết nối hai đại dương
Cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, kênh đào được xây dựng với mục đích để tàu bè giữa 2 đại dương có thể qua lại. Công trình đóng góp rất lớn về mặt kinh tế, góp phần giảm thiểu chi phí trong vận tải thủy giữa hai đại dương. Trong quá khứ, để vận chuyển hàng hóa từ New York đến San Francisco, thay vì phải vượt qua hơn 22.500km qua eo biển Drake và mũi Sừng (Cape Horn) ở điểm cực Nam của Nam Mỹ, hiện nay, nhờ vào kênh đào Panama, việc đi lại chỉ tốn còn 9.500 km.

 

Nhóm kỹ sư người Mỹ đã thực hiện dự án kênh đào Panama
 
Ý tưởng về việc xây dựng kênh đào vượt qua eo đất của Trung Mỹ có từ năm 1534, khi hoàng đế Charles V của đế quốc La Mã và vua Tây Ban Nha, cho rằng xây dựng một kênh đào tại Panama có thể làm cho các tàu thuyền lưu thông dễ dàng và thuận tiện hơn. 

>>> Đọc thêm: Bộ Sưu Tập Xe Hơi Cổ Trên Đường Phố Cuba

Song mãi đến năm 1880, được khích lệ nhờ sự thành công trong việc xây dựng kênh đào Suez nối liền 2 đại dương đầu tiên trên thế giới Suez, Ferdinand de Lesseps đã bắt đầu xây dựng một kênh đào ngang mực nước biển (nghĩa là không cần các âu thuyền) thông qua tỉnh Panama (khi đó nó là một tỉnh) vào ngày 1/1/1880.

 

Khởi công 1881, với hơn 44.000 nhân công trải qua quá trình "xẻ núi, bẻ hướng sông"
 
Bắt đầu kế hoạch, các nhân công sẽ đào xuyên các ngọn núi tại điểm thấp nhất, Culebra (nghĩa là "rắn ở Tây Ban Nha") để xây dựng một kênh cấp biển. Sau đó, họ phải làm việc cật lực để di dời hơn một trăm hai mươi triệu tấn đất đá, dọn dẹp hàng tram tấn bùn và đá lở hỗn loạn tại các địa điểm khai quật khiến công đoạn đào kênh bị chậm lại một cách đáng kể, số lượng nhân công cũng bị giảm sút nghiêm trọng. 
 

Những cửa cống khổng lồ được xây dựng ở cả hai đầu của kênh đào vào năm 1913
 
Bên cạnh đó, việc xây dựng 77 km chiều dài của kênh đào đã vấp phải nhiều trở ngại, bao gồm bệnh dịch (cụ thể là bệnh sốt rét và bệnh sốt vàng) cũng như các vụ lở đất. Sáu ngàn người đàn ông đã chết trong năm năm đầu tiên, với con số rất đáng báo động 350 người chết mỗi tháng. Panama được biết đến như là "bờ biển sốt". Đến cuối năm 1885, do thiệt hại lớn về nhân lực và sự thiếu kinh nghiệm của người Pháp, kế hoạch đào kênh Panama bị từ bỏ. 
 

Tàu kéo U.S. Gaton là phương tiện đầu tiên đi thử qua cổng Gatun của kênh đào Panama
 
Cuối cùng, cho đến năm 1904, công trình này đã được Mỹ xúc tiến lại, xây dựng hoàn thành và bắt đầu mở cửa vào năm 1914. Các tiến bộ trong vệ sinh đã làm cho số lượng tử vong giảm xuống trong thời kỳ xây dựng của người Mỹ, song vẫn có 5.609 công nhân chết trong thời kỳ này (1904-1914). Tổng cộng, số người chết trong quá trình xây dựng kênh đào lên tới khoảng 27.500 người.

>>> Đọc thêm: Khám Phá Vẻ Đẹp Nơi Thung Lũng Vinales - Huyền Thoại Của Xì Gà Cuba

Panama – Kỳ quan “thép” của thế giới hiện đại 
Sự ra đời của kênh đào Panama đóng góp rất quan trọng trong việc góp phần làm giảm độ dài tuyến đường biển, tạo thuận lợi trong việc việc giao thương hàng hóa giữa hai đại dương. Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ đã đặt tên Kênh đào Panama là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại nhờ vào quy mô và mức độ của nó. 

 

Mở ra cánh cửa giao thông thuận tiện cho tàu bè qua lại

 
Trong quá khứ, chưa có ai từng tưởng tượng đến việc xây dựng một kênh đào Panama xuyên biển, nổi liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương cho đến khi nó được hoàn thành và trở thành một trong những kỳ quan “thép” hiện đại thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan như ngày hôm nay.

 
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Xem thêm

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Visa du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger