VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

ĐẾ CHẾ AIRBUS VÀ SỰ CỐ RỚT MÁY BAY

Airbus là một trong những hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới và là công ty con của EADS (The European Aeronautic Defence and Space Company) – một công ty hàng không vũ trụ của châu Âu, có trụ sở chính tại Blagnac, ngoại ô thành phố Toulouse của Pháp. Airbus bắt đầu từ một tập đoàn của các nhà sản xuất hàng không vũ trụ Airbus Industrie, đây là công ty sản xuất ra một số lượng máy bay lớn, phục vụ phân nửa số nhu cầu máy bay phản lực trên thế giới, có hoạt động rộng khắp khu vực châu Âu. 
 

Airbus là một trong những hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới và là công ty con của EADS (The European Aeronautic Defence and Space Company)

>>> Đọc thêm: Các Hãng Sản Xuất Máy Bay Trên Thế Giới

Đế chế sản xuất máy bay

Các công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ của Liên minh châu Âu năm 1999 và 2000 đã cho phép thành lập một công ty cổ phần đơn giản hóa vào năm 2001, thuộc sở hữu của EADS (80%) và BAE Systems (20%). Sau quá trình mở rộng mặt hàng BAE (British Aerospace) đã bán cổ phần của mình cho EADS vào ngày 13 tháng 10 năm 2006.

 

Airbus bắt đầu từ một tập đoàn của các nhà sản xuất hàng không vũ trụ Airbus Industrie, đây là công ty sản xuất ra một số lượng máy bay lớn

Khoảng 63.000 nhân công tại 16 địa điểm ở 4 quốc gia Liên minh châu Âu: Pháp, Đức và Tây Ban Nha, Anh chính là những con số về lao động của hãng sản xuất máy bay Airbus. Tuy nhiên, khâu lắp ráp của hãng này lại không đặt tại trụ sở chính mà toa lạc tại Toulouse, Pháp; Hamburg, Đức, Seville, Tây Ban Nha. Vào năm 2009, Airbus đã xây dựng thêm nhà máy tại Thiên Tân, Trung Quốc.
 

Trụ sở chính tại Blagnac, ngoại ô thành phố Toulouse của Pháp

Không dừng lại ở đó, một nhà máy nữa đặt tại thành phố Mobile thuộc tiểu bang Alabama, Mỹ đang trong quá trình hoàn thiện. Hệ thống các công ty con của hàng này được đặt tại Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Công ty giới thiệu và đưa ra thị trường thương mại máy bay chở khách fly-by-wire (điều khiển điện tử) đầu tiên - Airbus A320, và máy bay chở khách lớn nhất thế giới, A380. Hiện tại, công ty này đang sản xuất khoảng một nửa số máy bay phản lực của thế giới. Đặc biệt riêng Vietnam Airlines đang chú trọng khai thác các loại máy bay sau của Airbus như:

  + Loại số 1: Airbus A350, đây là dòng máy bay chở khách chặng dài, máy bay dân dụng khoang rộng và động cơ đôi, được phát triển bởi nhà sản xuất máy bay Airbus.

 

Airbus A350

  + Loại số 2: Airbus A330, đây là một mẫu máy bay dân dụng chở khách thương mại khoang rộng, có sức chứa lớn, có tầm bay từ trung bình đến xa.
 

Airbus A330

  + Loại số 3: Airbus A321, đây là một phiên bản kéo dài của dòng A320, dòng máy bay vận tải thương mại tầm ngắn đến tầm trung do Airbus sản xuất.
 

Airbus A321

>>> Đọc thêm: Hãng Hàng Không 4 Sao Vietnam Airlines

Sự Cố Rớt Máy Bay

Airbus là một liên minh giữa Anh, Pháp và Đức nhằm hợp lực phát triển một hãng máy bay thế mạnh, từng bước trở thành một gã khổng lồ đang độc chiếm bầu trời. Tuy nhiên, trong suốt quá trình phát triển, hãng hàng không này cũng gặp không ít khó khăn, trắc trở. Cụ thể chuyến bay 447 của hãng hàng không Air France khi vận chuyển khách quốc tế bằng máy bay Airbus A330 xuất phát từ Sân bay quốc tế Rio de Janeiro-Galeão đã găp phải sự cố rớt máy bay. Phải mất nhiều năm để tiến hành một cuộc điều tra và báo cáo về thảm họa liên quan tới chiếc máy bay Airbus 330.

 

Airbus là một liên minh giữa Anh, Pháp và Đức nhằm hợp lực phát triển một hãng máy bay thế mạnh, từng bước trở thành một gã khổng lồ đang độc chiếm bầu trời

Bản đồ chuyến bay AF 447 của Air France. 

  + Máy bay cất cánh từ Rio de Janeiro lúc 22h03 ngày 31/5.

  + Máy bay liên lạc lần cuối với radar khi bay phía trên quần đảo Fernando de Noronha của Brazil lúc 1h33.

  + Máy bay gửi tín hiệu tự động báo sự cố lúc 2h14 và mất tích từ đó.

  + Máy bay dự kiến đến Paris lúc 9h10.

>>> Đọc thêm: Các Thành Viên Skyteam

Chuyến bay 447 của Air France gặp nạn trên đường từ Rio de Janeiro tới Paris vào ngày 1/6/2009. Toàn bộ 228 hành khách, tổ tiếp viên và phi công đều thiệt mạng. Được đăng tải trên tạp chí Vanity Fair số tháng 10, báo cáo đã đưa ra những câu hỏi đáng sợ về sự an toàn trên các chuyến bay chở khách dân sự và "văn hóa" của các viên phi công Air France.

Trích đoạn ghi âm cuộc nói chuyện giữa các phi công David Robert, 37 tuổi, Pierre-Cedric Bonin, 32 tuổi và Marc Dubois, 58 tuổi, cho thấy hai trong số họ đang ngủ khi máy bay gặp nguy hiểm trong vùng bão. Người đứng đầu cuộc điều tra, ông Alain Boullard, cho biết: "Nếu cơ trưởng tiếp tục lái máy bay qua dải hội tụ liên nhiệt đới, thì cùng lắm ông ấy cũng chỉ phải thức thêm không quá 15 phút. Và với kinh nghiệm của ông ấy, sự việc có thể đã có cái kết khác. Nhưng, tôi không tin ông ta rời vị trí vì quá mệt mỏi, mà có lẽ đó là một hành vi thông thường, một phần của văn hóa phi công Air France. Cho dù việc ông ấy rời vị trí không hề trái luật, song điều đó vẫn đáng ngạc nhiên. Nếu bạn là người chịu trách nhiệm về hậu quả, bạn sẽ không bỏ đi ngủ khi đang đối mặt với một tình huống quan trọng như thế".

"Tối qua, tôi ngủ không đủ giấc. Chỉ có mỗi một tiếng, không thể nào đủ được", Dubois nói trước khi rời vị trí để đi ngủ. "Mặc kệ thời tiết còn xấu và viên phi công đang điều khiển máy bay còn non tay, (cơ trưởng) Dubois vẫn quyết định đi ngủ. Trong khi đó, tại khoang nghỉ ở phía sau buồng lái, viên phi công Robert cũng đang ngon giấc", báo cáo cho hay. Như vậy, theo báo cáo, vào đêm 31/5/2009, rõ ràng là các viên phi công trên chuyến bay 447 đã không phục vụ các hành khách hết trách nhiệm. Chưa hết, khi máy bay bị mất áp lực và bộ cảm biến tốc độ không khí bị hỏng, các viên phi công lại nâng mũi máy bay lên, thay vì phải hạ thấp xuống, để đối phó với tình trạng mất áp lực.

Sau khi bộ cảm biến không khí bị hỏng, Dubois đã quay lại buồng lái, song vào thời điểm đó, mọi người đã hoảng loạn. Robert nói: "Chúng ta sắp đâm. Sao lại có thể như thế được. Điều gì đang xảy ra vậy?". Tiếp đó có tiếng của Robert hoặc Bonin: "Chúng ta sẽ chết trước khi hành trình kết thúc". Không lâu sau, chiếc máy bay đã đâm xuống Đại Tây Dương. Mất hai năm, thi thể các nạn nhân mới được vớt lên từ đáy biển sâu, cùng với những thông tin cần thiết như thiết bị ghi âm giọng nói trên chuyến bay.

>>> Đọc thêm: Bí Mật Của Các Tiếp Viên Hàng Không

Nhưng thông tin viên Lisa Bryant từ Paris nói rằng chuyện dài về chuyến bay 447 của Air France vẫn tiếp diễn khi hãng hàng không này và nhà sản xuất máy bay phải đối mặt với cáo trạng về tội ngộ sát kéo dài. Các nhân viên điều tra cũng xác nhận ba cảm biến đo tốc độ của máy bay - có tên là ống Pitot - bị hỏng đầu tiên trước khi máy bay mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu.

 

Các ống Pitot trên hai loại máy bay A330 A340 của Airbus là do Hãng Thales của Pháp sản xuất. Air France cho biết đã nhận thấy vấn đề ống Pitot đóng băng trong thời tiết xấu trên một số chuyến bay từ tháng 5-2008 và đã thông báo cho Airbus.

Phía Airbus đề nghị Air France thay ống Pitot mới nhưng không coi đây là một điều kiện an toàn bắt buộc. Sau đó Air France đã thử nghiệm loại ống Pitot mới cũng của Thales và nhận thấy chúng hoạt động hiệu quả hơn, do đó đã quyết định lắp chúng vào hai dòng A330 và A340 từ ngày 27-4. Tuy nhiên, chiếc A330-200 gặp nạn vẫn sử dụng ống Pitot phiên bản cũ.

>>> Đọc thêm: Hiện Tượng Jet lag - Nỗi Ám Ảnh Sau Chuyến Bay Dài 

Tai nạn này là vụ tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử hãng hàng không Air France, vượt qua vụ tai nạn chuyến bay thuê bao của Air France từ sân bay Orly tới Atlanta ngày 3 tháng 6 năm 1962. Đến ngày 5 tháng 7 năm 2012, một báo cáo cuối cùng đã được chính thức công bố về nguyên nhân xảy ra tai nạn. Hiện tại, hàng loạt hãng hàng không trên thế giới đã bắt đầu thay thế ống Pitot mới cho các máy bay Airbus A330 và A340 của họ.

Mới đây, một tổ chức công đoàn các phi công của Air France đã kêu gọi các phi công từ chối lái hai loại máy bay A330 và A340 cho đến khi Air France thay thế xong ống Pitot mới cho các máy bay này. Giám đốc Air France Pierre-Henri Gourgeon đã cam kết hãng sẽ hoàn thành việc thay thế này. Công ty phục vụ kỹ thuật của hãng hàng không Air France và nhà sản xuất Airbus đã khắc phục rất nhanh sự cố đó.

Thời gian qua hãng sản xuất máy bay này cũng từng ngày cải tiến sửa bản lỗi hoặc sáng tạo thêm dòng máy bay hoàn toàn mới mà đến nay du khách vẫn tin tưởng và hoàn toàn sử dụng hãng hàng không này.

Xem thêm:

Sự Thật Về Những Chiếc Vé Máy Bay 0 Đồng 

Những Sân Bay Tốt Nhất Hệ Mặt Trời

Tiêu Chuẩn Xếp Hạng Sao Của Các Hãng Hàng Không

Top Các Hãng Hàng Không Xuất Sắc Nhất Năm 2018

Top 3 Phòng Chờ Sân Bay Sang Trọng Bậc Nhất Thế Giới

Tất Tần Tật Thông Tin Trên Vé Máy Bay


 
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Visa du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger