VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

CHUYỆN TÌNH TƯỞNG GIỚI THẠCH VÀ TỐNG MỸ LINH

Thời Dân Quốc là thời hoàng kim mà những bậc kỳ tài lớp lớp xuất hiện, cũng không thiếu những câu chuyện truyền kỳ. Trong đó, câu chuyện tình giữa Tưởng Giới ThạchTống Mỹ Linh đến giờ vẫn được nhiều người nhắc đến - cặp vợ chồng từng nắm quyền lực cao nhất Trung Quốc một thời. 

>>> Đọc thêm: Chị Em Họ Tống và 3 Cuộc Hôn Nhân Nổi Tiếng

 

Chuyện tình giữa Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh - cặp vợ chồng từng nắm quyền lực cao nhất Trung Quốc một thời 
 
Người dân Trung Quốc mỗi khi nhận xét về ba cô con gái nhà họ Tống (Tống Ái Linh, Tống Khánh Linh Tống Mỹ Linh) thường nói: “Cô cả yêu tiền, cô hai yêu nước, cô ba yêu quyền”. Chính vì “yêu quyền” nên Tống Mỹ Linh đã dễ dàng từ bỏ mối tình đầu đầy thơ mộng với Lưu Kỷ Văn để cùng sánh vai với Tưởng Giới Thạch, trở thành Đệ nhất phu nhân. 
 

Ba cô con gái nhà họ Tống (Tống Ái Linh, Tống Khánh Linh và Tống Mỹ Linh)

Có thể nói, Tống Mỹ Linh là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc hiện đại. Sinh năm 1897 tại Thượng Hải, qua đời năm 2003 tại Mỹ ở tuổi 106, bà là chứng nhân quan trọng của lịch sử cận đại và hiện đại Trung Quốc. Là người con thứ 4 trong số 6 người con của gia đình ông Tống Diệu Như - một thương gia kiêm nhà truyền đạo Cơ đốc. Và chuyện tình của Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh là một trong những điều mà người ngày nay vẫn quan tâm, tìm hiểu.  
 

Tống Mỹ Linh là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc hiện đại

Trước khi gặp Tưởng Giới Thạch, Tống Mỹ Linh đã đem lòng yêu Lưu Kỷ Văn, chàng trai đất Giang Tô có gương mặt thanh tú, phong thái lịch thiệp và lối sống thì đậm vẻ phương Tây. Cả hai đều du học ở Mỹ: Mỹ Linh học trường Nữ học còn Kỷ Văn tu nghiệp tại Đại học Harvard. Trở về nước, đã mấy lần Lưu Kỷ Văn đề nghị tổ chức lễ cưới nhưng cả mấy lần Mỹ Linh đều khéo léo gạt đi. Rõ ràng, Kỷ Văn tuy có nhiều nét đáng yêu song không phải là người có thể đáp ứng được những tham vọng đang chất chứa trong tâm hồn bà lúc đó.

Năm 1917, khi Tống Mỹ Linh từ Mỹ về đến Thượng Hải. Với dung nhan yêu kiều, lại biết nhiều thứ tiếng, trình độ văn hóa sâu rộng, bà đã chiếm được cảm tình của không ít các nhân sĩ, học giả, chính khách thường lui tới ngôi biệt thự rộng lớn (có cả phòng nhảy) của gia đình ở đường Hàng Phi - Thượng Hải. 

Năm 1922, lần đầu tiên Tưởng bước chân vào tư dinh nhà họ Tống với danh nghĩa kẻ phò tá trung thành của Tôn Trung Sơn, Tưởng được mời tới dự buổi dạ hội do Tống Tử Văn (anh trai Tống Mỹ Linh) tổ chức. Tại đây, Tưởng được giới thiệu làm quen với Tống Mỹ Linh và ngay lập tức, nhan sắc và phong thái của tiểu thư họ Tống đã làm Tưởng mê đắm. 

 

Với nhan sắc tuyệt trần, Tống Mỹ Linh đã khiến Tưởng Giới Thạch mê đắm

Sau cuộc gặp đó, hai người thường xuyên điện thoại và gửi thư cho nhau , tình cảm của họ cũng ngày càng sâu đậm. Hơn thế, việc quen em vợ Tôn Tổng thống (Tôn Trung Sơn), gia đình tài lực hùng hậu, các anh rể và anh trai đều có ảnh hưởng chính trị rất sâu rộng... sẽ mở ra một tương lai sáng lạn cho Tưởng. Để đạt được mục đích, một mặt Tưởng khẩn cầu Tôn Trung Sơn - người đang có thiện cảm với ông ta - những mong ông lựa lời vận động vợ là Tống Khánh Linh, một mặt Tưởng năng đi lại chỗ Tống Ái Linh, hy vọng trong vai trò chị cả, bà sẽ có tác động phụ trợ.

Từ tháng 5/1924, sau khi được ủy nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Quân sự Hoàng Phố, con đường quan lộ của Tưởng Giới Thạch thăng tiến vùn vụt. Đến tháng 7/1926, ông ta đã vươn tới vị thế Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Trung ương Quốc dân Đảng, Tổng tư lệnh Bắc phạt quân, tập trung mọi quyền lực của Đảng, quân đội trong tay. Tháng 3/1927, Tưởng đưa quân tiến đến Nam Kinh, Thượng Hải. Tháng 4 năm đó, tại nhà họ Tống, Tưởng cầu hôn với Tống Mỹ Linh. Họ Tống mở hội nghị gia đình. Kết quả: Đại đa số không đồng ý. Ngày 15/5, dưới sự "hợp tác" của Tống Ái Linh, Tưởng cử đội vệ sĩ đến đón Tống Mỹ Linh đi Tiêu Sơn du ngoạn và nghỉ ngơi. 

 

Hôn nhân không được ủng hộ nhưng Tưởng Giới Thạch đã dần chiếm được sự hài lòng của mọi người trong gia đình họ Tống

Tháng 8/1927, do những mâu thuẫn dẫn đến công kích lẫn nhau giữa chính phủ Nam Kinh mà Tưởng đang cầm đầu và chính phủ Vũ Hán do Uông Tinh Vệ khống chế. Với phương sách "lấy thoái để tiến", Tưởng tuyên bố từ chức. Ngày 13/8, Tưởng dẫn hơn hai trăm thân tín rời Nam Kinh, qua Thượng Hải, Ninh Ba về quê hương Khê Khẩu, ngụ trong chùa Tuyết Đậu. 

Chính tại đây, trong thân phận kẻ "võ nhân bãi chức, dứt khỏi việc đời", Tưởng đã viết cho người đẹp họ Tống một bức thư lời lẽ vô cùng tha thiết. Tống Mỹ Linh bị chinh phục hoàn toàn. Đối với cô, Tưởng là một con người có ý chí và ý chí ấy không dễ gì bị khuất phục. Hôn nhân của cả hai không được ủng hộ nhưng Tưởng với những động thái: rạch ròi quan hệ với 3 người vợ trước, tự nguyện theo đạo, tự nguyện nghiên cứu Kinh Thánh, dần dần đã chiếm được sự hài lòng của tất cả mọi người. 

>>> Đọc thêm: Tử Cấm Thành Và Những Chuyện Chưa Kể 

Lễ thành hôn của Tưởng Giới Thạch - Tống Mỹ Linh được tổ chức vào ngày 1/12/1927 đã gây chú ý của dư luận trong nước cũng như trên thế giới. Không ít báo chí đã đưa tin, kèm ảnh cùng lời bình luận trái ngược nhau về sự kiện đặc biệt này. 

 

Lễ thành hôn của Tưởng Giới Thạch - Tống Mỹ Linh gây chú ý dư luận không những trong nước mà còn trên thế giới

Nhắc tới Tống Mỹ Linh, không thể không nhắc tới vị trí của bà trong lịch sử cận đại. Một người từ nhỏ đã chịu sự giáo dục của phương Tây như bà đã trở thành một trong những huyền thoại cận đại. Trong suốt một thập niên Quốc dân Đảng lãnh đạo Trung Quốc từ 1927-1937, bà luôn bận rộn chuyện “chính sự”. Bà đảm đương rất nhiều công việc quan trọng như thúc đẩy sự phát triển của lực lượng không quân Trung Quốc, làm phiên dịch kiêm thư ký, cố vấn và tuyên truyền viên cho Quốc dân Đảng của chồng. Là một nhà trung gian giữa Mỹ và Trung Quốc, Tống Mỹ Linh đã tiến hành vận động chính trị tại nhiều nơi trên đất Mỹ, tham dự hội nghị thượng đỉnh tại Cairo (Ai Cập) giữa Thủ tướng Anh Winston Churchill, Tổng thống Mỹ Roosevelt và Tưởng Giới Thạch, khiến cho những người có mặt tại buổi họp băn khoăn tự hỏi liệu bà hay ông Tưởng đang đại diện cho Trung Quốc. 
 

Tống Mỹ Linh luôn bận rộn chuyện “chính sự” cùng Tưởng Giới Thạch

Bên cạnh đó, bà cũng nắm giữ sổ mật mã thông tin giữa Trùng Khánh (thủ phủ của chính phủ Tưởng Giới Thạch trong chiến tranh) và Nhà Trắng, đồng thời từng ám chỉ tới việc trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc. Nhận biết được tham vọng của vợ, Tưởng Giới Thạch đã tìm cách hạn chế không cho bà can dự và giải quyết các vấn đề nội chính, điển hình là tách bà khỏi quân đội. 

Song với tài năng thương thuyết và tầm ảnh hưởng của bà trong quan hệ với Mỹ khiến Tưởng không thể không cần đến bà. Tống Mỹ Linh đã giúp đỡ Tưởng và đã cứu sống Tưởng vài lần. Nhưng lịch sử vô tình, vạn mệnh đã biến, trước thế lực càng ngày càng to lớn của Đảng cộng sản Trung Quốc, vương triều nhà Tưởng bị tiêu diệt, Tưởng Giới ThạchTống Mỹ Linh rời đại lục chạy ra Đài Loan. Tháng 3 năm 1972, Tưởng Giới Thạch trải qua phẫu thuật tiền liệt tuyến rồi lại bị bệnh phổi hơn một năm trời và qua đời ở tuổi 89. 

 

Chuyện tình của Tống Mỹ Linh và Tưởng Giới Thạch ngoài hạnh phúc còn miêu tả bằng uy quyền và nổi tiếng

Sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời, Tưởng Kinh Quốc (con trai cả của Tưởng Giới Thạch) không chịu đứng sau quyền lực của Tống Mỹ Linh và muốn tạo ra kỷ nguyên của riêng mình. Tưởng Kinh QuốcTống Mỹ Linh không thống nhất về quan điểm ngoại giao. Tống Mỹ Linh đã nói với Kinh Quốc: nếu cứ kiên quyết theo ý mình thì sẽ cho Kinh Quốc tự quản, bà sẽ rời đi. Từ đó, Tống Mỹ Linh tới New York và không bao giờ quay lại. 

Trong những năm tháng cuối đời, Tống Mỹ Linh sống tại căn hộ ở hạt Manhattan, New York hoặc dinh thự của gia đình tại Lattingtown, khu ngoại ô Long Island dành riêng cho giới nhà giàu, tách biệt với thế giới bên ngoài. Chưa kể, Tống Mỹ Linh từ chối viết nhật ký hay lưu giữ lại quá khứ của mình vì thế cuộc đời của bà tới nay vẫn còn nhiều bí ẩn.

Có thể nói, chuyện tình Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh cho đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn đằng sau đó. Thế nhưng, chuyện tình này ngoài hạnh phúc còn được miêu tả bởi “uy quyền” và “nổi tiếng” trong lịch sử Trung Hoa.  

Xem thêm:
Những Địa Danh Đẹp Nhất Trung Quốc
Tin Được Không, Hỏa Diệm Sơn Là Nơi Có Thật Trên Đời
Sông Hoàng Hà - Cái Nôi Của Nền Văn Minh Trung Hoa 
Thổ Lâu Phúc Kiến - Bí Ẩn Lâu Đài Bằng Đất
5 Điều Bí Mật Về Lăng Mộ Tần Thủy Hoàng Ở Tây An
Lạc Sơn Đại Phật - Bí Ẩn Đằng Sau Giọt Nước Mắt


 
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Visa du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger