VYC logo VYC TRAVEL
Banner Default

CHUÔNG GIÓ - LINH HỒN GIÓ XỨ PHÙ TANG

Đối với những người yêu thích truyện tranh manga Nhật Bản và đặc biệt là bộ truyện tuổi thơ mèo máy Doraemon thì chắc hẳn mọi người sẽ không còn quá xa lạ với hình ảnh những chiếc chuông gió gắn liền với đời sống và văn hóa của người dân Nhật Bản. Vì sao chuông gió trở thành một trong những biểu trưng của văn hóa người Nhật?

Chuông gió trong tiếng Nhật còn được gọi là Furin- Phong Linh, “Fu” là gió và “rin” mang nghĩa là chuông. Chuông gió có dạng hình tròn gắn kèm một vật nặng treo vào ngay giữa lồng chuông giúp chuông tạo ra âm thanh khi có gió làm nó chuyển động. Phía dưới chuông thường sẽ được treo một tờ giấy nhỏ để viết những điều ước tốt lành vào đó, khi tiếng chuông vang lên sẽ đồng nghĩa điều ước đã được các vị thần linh chứng giám. 

Thông thường ở Nhật, chuông gió sẽ được treo ở bên trong nhà, gần cửa sổ hoặc dưới mái hiên. Những vị trí đó sẽ giúp chuông đón được gió và góp phần làm tiếng chuông  trong hơn, rộn ràng hơn và cả vui tươi hơn nữa. Chuông gió Furin còn được coi là biểu tượng tượng trưng cho mùa hè của Nhật Bản, mỗi tiếng chuông reo lên như báo hiệu một cơn gió mát đã ghé qua, xua bớt khí trời hanh nóng.

 
Dưới mỗi chiếc chuông có treo một mảnh giấy, gọi là Tanzaku. Trên Tanzaku có thể là những lời chúc may mắn, cầu bình an

>>> Đọc thêm: Kinh Nghiệm Mua Sắm Miễn Thuế Tại Nhật Bản

Nguồn gốc Furin - biểu tượng của mùa hè Nhật Bản
Theo các kết quả nghiên cứu, bản chất chuông gió được bắt nguồn từ Ấn Độ và được người dân nơi đây sử dụng phổ biến tại các chùa chiền vào thế kỉ thứ 6. Và cho đến tận thế kỉ 12 thì chuông gió mới bắt đầu được du nhập vào Nhật Bản do chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Chiếc chuông gió đầu tiên được sản xuất thời Edo. Tại thời điểm này, điểm bán nhiều chuông gió Furin nhất phải nhắc đến chính là trước cổng đền Kawasaki-Daishi, nơi tổ chức lễ hội chuông gió thường niên vào tuần thứ 3 của tháng 7.

Được biết tiền thân của Furin là một loại chuông có tên Futaku (chuông treo). Dưới thời Edo (1603 - 1867) những chiếc chuông gió được gọi là Edo - Furin làm bằng gốm sứ, trang trí bằng họa tiết sơn được những truyền nhau bán buôn bởi những người bán rong và khởi đầu cho phong tục treo chuông Furin trên khắp cả nước Nhật.

Mãi cho đến thế kỷ thứ 18, kỹ thuật đúc thủy tinh của người Hà Lan được du nhập vào Nhật Bản, người Nhật học tập kỹ thuật đúc này để rồi đến thế kỷ 19, chiếc chuông gió Furin bằng thủy tinh được ra đời - đánh dấu sự có mặt của chiếc chuông gió mang đậm nét Nhật Bản.

 
Chuông gió được làm bằng kim loại (gang đúc) 
 
>>> Đọc thêm: Kinh Ngiệm Cần Biết Khi Đi Du Lịch Nhật Bản

Cấu tạo của Furin
So với các nước khác trên thế giới thì chuông gió Nhật Bản có phần đặc biệt hơn, bởi chuông gió ở đây được làm bằng thủy tinh hình tròn trong suốt như những trái lựu to với các kích thước 4x5cm hoặc 8x7cm. Ngoài ra, người Nhật đặc biệt yêu thích các họa tiết có liên quan đến thiên nhiên, cây cối, động vật và thần linh nên thường sử dụng những hình ảnh này để trang trí cho những chiếc Furin của mình.

Ngày nay, với nhu cầu và sức sáng tạo không biên giới của con người, chuông gió Furin được tạo ra với nhiều hình dáng khác nhau như lồng đèn, ngôi đền, con cá, hoa anh đào… và được trang trí với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, xanh lam, vàng, trắng… Được biết mỗi màu sắc trên chuông gió đều mang một ý nghĩa riêng theo chủ ý của người chế tác hoặc người tặng. Chẳng hạn màu đỏ tượng trưng cho mặt trời soi sáng giúp xua đuổi đi những điều xấu xa, tà ma, xanh lam nhẹ diệu tượng trưng cho biển cả và bầu trời bao la, hay sắc xanh lục đại diện cho cỏ cây, hoa lá mang lại một bầu không khí trong mát, dễ chịu với hi vọng luôn được mạnh khỏe, không bệnh tật ốm đau. Và những quả chuông màu trắng như hiện thân của màu áo cưới tinh khôi, biểu tượng của những cặp đôi yêu nhau….

 
 Nếu một ai đó mang tặng bạn một chiếc chuông gió thì có nghĩa là người đó chúc bạn luôn vui vẻ và gặp may mắn.
 
>>> Đọc thêm: Những Địa Điểm Shopping Không Thể Bỏ Qua Ở Tokyo - Nhật Bản

Ý nghĩa đằng sau việc treo chuông gió
Ngoài ý nghĩa là vật trang trí dùng để tạo ra âm thanh bắt tai, chuông gió Furin còn mang nhiều trường ý nghĩa quan trọng đối với người dân Nhật Bản.

Furin được coi là một vật bảo vệ chống lại các dịch bệnh và xua đuổi tà ma. Trong thời Kamakura (1185 - 1333) các giới quý tộc Nhật thường treo Furin trên cửa để ngăn chặn con quỷ Yakubyougami mang theo bệnh tật, thảm họa đột nhập vào nhà.

Bên cạnh đó, chuông gió Furin là tượng trưng của sự may mắn thuận lợi. Hình ảnh Furin treo dưới hiên nhà được coi như một thứ bùa may mắn mang lại cảm giác bình an cho gia chủ. Người Nhật tin rằng, âm thanh của những chiếc chuông gió sẽ có thể giúp xoa dịu đi cái nóng oi bức của mùa hè và có thể gọi gió đến làm dịu cây cỏ, đất trời...

Tầng ý nghĩa cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng phải kể đến đó chính là thông điệp gắn kết tình yêu của những cặp đôi yêu nhau mà Furin mang lại. Người Nhật cho rằng khi người con gái hoặc con trai lạc mất nhau, một trong hai người sẽ rung lên từng hồi chuông Furin để chỉ đường dẫn lối cho một nửa kia của mình trở về. Furin xuất hiện chính là cầu nối, là đại diện của tình yêu lứa đôi, của những cảm xúc mãnh liệt và niềm tin về một cái kết viên mãn, có hậu.

 
Theo văn hóa người Nhật thì nên treo chuông gió ở giữa nhà hoặc trước cửa ra vào, cửa sổ ở hướng xấu của căn nhà đặc biệt nên treo chỗ có gió vì âm thanh của nó sẽ có tác dụng hoá giải khí xấu rất hiệu quả.

>>> Đọc thêm:Tìm Hiểu Văn Hóa Nhật Bản - Những Nét Đặc Sắc Khó Quên

Ngày hội Furin
Để giữ gìn những nét văn hóa truyền thống xưa, hội chợ Furin thường được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 7 tại đền Kawasaki Daishi thành phố Tokyo. Mỗi năm lễ hội thu hút hàng ngàn du khách từ khách nơi đổ về chiêm ngưỡng với có hơn 800 loại chuông gió Furin và 30 000 chiếc đủ màu sắc, hình dáng từ khắp nơi trên đất nước được mang ra triễn lãm, bày bán.

 
Du khách có thể tìm mua những chiếc chuông gió theo sở thích của bản thân hoặc có thể mua về làm quà cho bạn bè, người thân. Ắt hẳn sẽ là một món quà ý nghĩa mang đậm văn hóa truyền thống của Nhật Bản.

Qua đây có thể thấy được, chuông gió Furin không đơn giản chỉ là một thứ đồ vật vô tri vô giác mà nó còn là giai điệu, là tâm hồn và là truyền thống văn hóa lâu đời của người dân ở xứ sở Phù Tang. Và nếu được một ai đó tặng cho bạn một chiếc Furin thì hãy trân quý, giữ gìn thật cẩn thận nhé bởi ẩn chứa trong đó là những lời chúc tốt đẹp nhất mà người tặng muốn gửi đến cho bạn. 

Xem thêm:

Câu Chuyện Cảm Động Về Một Cậu Bé 9 Tuổi Người Nhật

Thăm Bảo Tàng Động Đất - Ngưỡng Mộ Tinh Thần Dân Tộc Nhật

Hình Tượng Hoa Anh Đào Được Thể Hiện Qua Các Phương Diện Nào Trong Đời Sống?

Nhà Ga Chỉ Hoạt Động Phục Vụ Nữ Sinh Duy Nhất

Tam Đại Quốc Bảo - Niềm Tự Hào Của Xứ Sở Mặt Trời Mọc

Truyền Thuyết Về Sự Xuất Hiện Của Hoa Anh Đào Ở Núi Phú Sĩ Nhật Bản

 
Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?
Rất hữu ích Rất hữu íchRất hữu ích
Hữu ích Hữu íchHữu ích
Không hữu ích Không hữu íchKhông hữu ích

Xem thêm

Ý kiến khách hàng

Thông tin du Lịch

Kinh Nghiệm du Lịch

Visa du Lịch

Banner VYC
Facebook messenger